Tháng trước tăng giảm liên tục. Tháng này còn điên loạn hơn. Nhưng mọi người đừng manh động. Tôi đưa bài này để tiếp tục cảnh báo mọi người những sự thật liên quan đến chuyện mua bán vàng trong thời điểm này và cả thời gian tới cho mọi người nắm thiệt kỹ đây:



1. TÌNH HÌNH HIỆN TẠI


Từ mức giá 15-16 triệu đồng/lượng hồi 2007-2008, giá vàng hiện giờ đã cao hơn gấp 2 lần cho dù đã có những thời điểm sụt giảm rất mạnh.


Ngày 5/10 là cú giảm mạnh chưa từng có trong 3 năm qua của giá vàng thế giới khiến NĐT này chột dạ.



2. NGUYÊN NHÂN VÀNG ĐIÊN LOẠN


- Brexit: Brexit đang là yếu tố tác động mạnh nhất tới thị trường vàng thế giới.


- Vàng SJC vẫn chịu ảnh hưởng từ sức nóng từ thế giới: Quá quen với việc giá vàng trong nước không theo kịp đà tăng của giá vàng thế giới hoặc đi ngược lại đà tăng.


- Chứng khoán châu Á và USD cũng khiến giá vàng thế giới bị ảnh hưởng


- Tâm lý người dân cũng là yếu tố thúc đẩy giá vàng: Đây mới là yếu tố ảnh hưởng nặng nhất. Giá vàng liên tục lập các đỉnh mới, các vưc thẳm mới. Khi các chuyên gia thế giới dự báo giá vàng sẽ còn tăng mạnh, còn giảm thậm tệ, khách lại chính là người góp phần đẩy nó nhiều hơn



3. CÁI BẪY NÊN CHÚ Ý


_Tin đồn giả về lời khuyên các chuyên gia: Nhiều thông tin lấy "mác chuyên gia" khuyên BẬY



Ngay cả các chuyên gia nghiên cứu thị trường kỳ cựu khi trả lời phỏng vấn báo chí, cũng chỉ có thể đưa ra phán đoán về xu hướng giá một cách thận trọng và đặc biệt, không bao giờ dạy dỗ người dân một cách ngu ngơ "Vàng còn lên, mua đi để chờ giá lên nữa mà bán kiếm lời" hoặc “Vàng sẽ giảm tiếp đấy, tranh thủ bán ra đi”.



Một người trong Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam nói vàng VN hơi chênh so với TG, nhà đầu tư phải cẩn thận và nếu chênh lệch trên 2 triệu đồng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ có động thái can thiệp thị trường.


Gần đây nhất, hồi cuối tháng 9, Citigroup dự báo vàng có thể lên 1.425 USD/ounce ngay trong quý 4/2016, tương đương khoảng 38,3 triệu đồng/lượng bởi… Donald Trump.


Nói chung là chúng ta cứ tự dự báo, tự huyễn hoặc theo ý mình rồi quyết định vội vàng làm gì trong khi ngay cả người đầu tư thuộc dạng “cao thủ” còn SAI đấy.


=>Hãy biết rằng dù kịch bản có ra sao, thì cửa hàng vàng vẫn là người ăn lời nhiều nhất mà thôi Nên nghe thông tin vàng tăng mạnh hay giảm thê thảm đừng quá lo lắng mà chạy theo trào lưu, cứ bình tĩnh, mọi việc còn có nhà nước phía sau.



_ Khách hàng tự chôn mình xuống cái chết


Nếu nói là vàng tăng giá/giảm giá là do doanh nghiệp làm giá là rất ít khả năng. Doanh nghiệp chỉ có thể đủ sức “thổi giá” nếu tích lũy khoảng vài ba nghìn lượng vàng, nhưng hiện tại, hầu như không có doanh nghiệp nào “ôm” lượng vàng lớn như vậy.


Nên vàng do ảnh hưởng TG 1 phần, mà 1 phần còn do cung cầu trong nước nên nó mới thổi phồng việc tăng/giảm mạnh



=>Nhưng họ có quyền từ chối mua bán và chỉ mua khi rẻ, bán khi đắt. Người mua sẽ gặp tình huống tưởng lãi mà lỗ. Chỗ kinh doanh mà có ai thích lỗ bao giờ. Khi khách ùn ùn kéo đến mua, dĩ nhiên, doanh nghiệp rơi vào tình trạng cầu vượt cung, họ sẽ tự đẩy giá lên cao để kiếm lời. Hoặc ngược lại.



4. CÁCH ĐẦU TƯ KHÔNG BỊ LỖ



_ Đừng bán lúc "người ta ào ào bán" và mua ra khi "ai cũng mua"


Lúc giá vàng tăng, người ta sẽ ào ào bán ra: Người bán sẽ có cảm giác lãi mà lỗ. Ví dụ, hồi xưa mua vàng giá 3 triệu, nay vàng tăng 4 triệu, mình nghĩ lời 1 triệu và thấy nhiều người tranh thủ bán nên nghĩ đây là mức giá tốt để bán, không bán gấp mai mốt vàng giảm thì nguy.



Nhưng tình huống tưởng lãi mà lỗ, thực tế giá vàng luôn biến động, có những khi vàng tăng 1 triệu nhưng chỉ cần vài tiếng sau là hàng ngàn người xếp hàng thì chưa chắc gì cửa hàng vàng chịu mua vàng của chúng ta đâu. Thiết nghĩ hồi xưa họ bán cho mình, giờ họ mua vào lỗ như vậy hó có mua hay không.



Lúc giá vàng giảm cũng thế, mua sẽ gặp tình huống tưởng lãi mà lỗ. Ví dụ sau khi chúng ta mua vào, giá vàng tăng 600.000 đồng/lượng, chúng ta tưởng mình lãi nhưng thực tế không phải như vậy, mình vẫn lỗ 600.000 đồng. Chúng ta phải chờ giá vàng tăng 1,2 triệu đồng/lượng mới hòa vốn đấy cả nhà ơi.


Cho nên quy tắc đầu tiên là đừng đi theo xu hướng.



_Không mua vàng trang sức, chỉ mua vàng nhẫn, vàng miếng bốn số 9



Mua vàng trang sức thì nó tốn kém vì cộng thêm tiền gia công, tiền hao hụt, ….mà khi bán thì lại theo thị hiếu, nếu cái đó làm theo thời trang mùa trước thì bây giờ xu hướng thay đổi giá trị món nữ trang đó sẽ giảm chứ chẳng bao giờ tăng được. Bởi vậy, lưu trữ vàng mà lưu trữ vàng trang sức sau này bán thì bắt buộc phải chịu lỗ (dù giá vàng tăng cỡ nào cũng lỗ thôi).


Vả lại, vàng gửi tiết kiệm ngân hàng, hoặc giao dịch trên sàn vàng cũng chỉ có loại vàng miếng được chấp nhận nhé.Cho nên, cất giữ thì đừng mua vàng trang sức, phải mua vàng miếng



_Mua rồi cất để đó, quên nó đi, đừng bán, đừng làm gì cả


Giá vàng dù có nghe tin tức thấy chênh lệch thì cũng đừng tin hẳn. Vì Việt Nam mình không theo kịp đà tăng của giá vàng thế giới hoặc đi ngược lại đà tăng đó là chuyện bình thường, xảy ra hoài mấy lần rồi ạ. Đừng trông chờ vào tin TG và quyết định quá sớm.



_ Đừng ham mua vàng giá quá rẻ


Chú ý theo dõi giá vàng 999.9 hàng ngày, nếu tiệm vàng cạnh tranh bằng cách bán giá rẻ hơn thì có thể là vàng thiếu tuổi.


Hết sức cẩn thận với vàng Nhíp, một loại vàng non tuổi, được xuất lậu sang VN, màu cũng bóng sáng, và làm rất tinh vi, nhưng giá rẻ hơn nhiều. Khi thấy giá rẻ là bạn phải đặt nghi vấn ngay.


_ Quy tắc “không bỏ trứng vào một giỏ”


Nhà đầu tư nên dành 30% ngân sách của mình cho vàng thôi chứ cái gì cũng vậy, dồn hết vào 1 thứ mà vô tình nó có vấn đề là mình chết không còn đường lui.



_ Chọn vàng thương hiệu và cửa hàng lớn


Mua vàng có thương hiệu, có hóa đơn chứng từ, dấu mộc rõ ràng thì có chuyện gì bất trắc hoặc chẳng may phát hiện vàng có dấu hiệu gì bất thường thì mình có thể lên tiếng và đòi quyền lợ ngay.


Nhưng nếu mua vàng những chỗ bình thường thì chuyện mua phải vàng bị trộn tạp chất, vàng cân thiếu, vàng dán tem giả, ăn gian tuổi vàng....là chuyện dễ gặp phải.