Người Việt chúng ta rất cần kiệm. Đa số sau khi định cư ở thành phố tầm 5-7 năm thì ai cũng bắt đâu dư dả 300-500 triệu hay hơn thế nữa. Nhưng những ngày đen tối lại bắt đầu từ đây. Lúc đã có tiền , bạn bắt đầu nhìn lại cuộc sống. Với suy nghĩ, mình không thể ở mãi trong một căn hộ chật hẹp, phức tạp, đi một chiếc xe cũ kĩ như thế này được... Một ngày, bạn tới gặp chuyên viên ngân hàng, chuyên viên bất động sản những người nhân viên này đã từng ăn học đào tạo bài bản ở trường, lớp hàng năm để dụ đỗ mọi người. Nào là: bạn không phải ở nhà mướn, thực sự làm chủ căn nhà của mình, là tài sản lớn, là khoản đầu tư sinh lời cao, sau khi bạn trả xong căn nhà bạn sẽ có một khối tài sản lớn... Sau khi gặp môi giới xem một loạt nhà và tất nhiên là bạn không thích một căn nhà cũ, nhỏ trên dưới 1 tỷ. Kết quả là bạn quyết định mua trả góp 5-20 năm cho một căn nhà 2 đến 5 tỷ ở cho sướng tấm thân. Lúc này bạn cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Xứ sở thiên đường tuyệt vời này đã cho mình quá nhiều cơ hội. Rõ ràng là, chỉ cần 200-500 triệu để mua một chiếc xe Toyota 1,2-1,5 tỷ mà bạn yêu thích; 600 triệu để mua một căn nhà 2 tỷ. Thậm chí bạn chỉ cần có công việc ổn định chẳng cần đồng nào cũng mua được nhà, xe...


Nhưng theo sự hiểu biết của tôi thì bạn đã chui vào một cái bẫy tài chính hết sức tinh vi mà các chuyên gia kinh tế hàng đầu tạo ra. Tại sao vậy? Vừa ký mua căn nhà thì bạn đã mất đi hơn 5% giá trị của căn nhà cho "tiền môi giới", mà nhiều người cho rằng người bán trả, nhưng theo tôi thì người mua đưa tiền cho người bán trả. Nếu không tin thì bạn bán ngay căn nhà vừa mua thì sẽ biết là mình mất bao nhiêu %. Chẳng hạn, bạn mua một căn nhà 1 tỷ, cứ cho là trả trước 300 triệu với chính sách vay vốn của ngân hàng lên đến 70% thì ngân hàng phải trả cho chủ đầu tư 700 triệu, tức bạn mượn 700 triệu tiền mặt thế chấp bởi căn nhà với lãi suất 7,5-7,8 %/năm cộng với biên dao động sau 12 tháng là 3,8-4%/năm là rơi vào khoảng 11%/năm tùy tín dụng từng ngân hàng. Bên cạnh đó, bạn phải trả thuế tài sản 2-4 %/năm và thuế bảo trì chung cư 2% giá trị căn nhà tùy từng khu và thành phố mình ở.


(Theo quy định của pháp luật điều 476 thì chỉ có thể áp dụng mức lãi suất cao nhất đối với khoản tiền bạn vay là 13,5%/năm)


VD: Với một căn nhà 1 tỷ trả trước 300 triệu thì phải trả hàng tháng trong vòng 20 năm: tiền gốc 3 triệu/tháng, tiền lời ngân hàng 6,5 triệu/tháng giảm dần, tiền thuế tài sản 150 nghìn/tháng cộng tiền bảo trì căn hộ tùy từng khu vực khu vực 100 nghìn/tháng, chưa kể tiền bảo hiểm mà bạn mua...vv. Tính ra mỗi ngày ngủ dậy thì có một ai đó đã rút ra từ hầu bao của bạn 320 nghìn/ngày giảm dần, sau 20 năm tính ra bạn phải trả trung bình khoảng 1,8 – 2 tỷ cho một căn nhà hơn 1 tỷ mới hoàn thiện đến phần thô.


Sau khi dọn tới căn nhà mới, bạn thấy căn nhà trống trơn vì mới chỉ có phần thô, lúc này thì túi tiền cũng đã vơi và bạn lại nhớ tới những qũy tín dụng đen với những người cho vay nặng lãi với lãi suất không có gì ưu đãi hơn và bạn có thể khuân về bất cứ thứ gì, TV, tủ lạnh, điều hòa, máy giặt... Bạn lại thấy vô cùng sung sướng là mình không còn thiếu bất cứ thứ gì chỉ có thiếu nợ đến mức không thể thiếu nhiều hơn được nữa. Đến thời điểm này thì bạn và vợ con đã nhiễm loại virus mua sắm, loại virus này hiện nay chưa có thuốc chữa. Khoảng 1 năm sau thì chủ nợ và giấy đòi nợ tới tấp đến gõ cửa nhà bạn mà không bao giờ biết mệt mỏi. Tôi cam đoan là sau khoảng 2-3 năm lo trả tiền nhà, thẻ... tóc của bạn không còn kịp bạc nữa mà nó rụng ráo trọi trọc lóc như bệnh nhân ung thư do xạ trị. Có nhiều anh chàng kỹ sư, chuyên gia theo được 5-7 năm nhưng đùng một cái mất việc hoặc họa vô đơn chí bị tai nạn phải nghỉ việc. Bạn thử nghĩ những người này trụ được bao lâu? 3-6 tháng là mất nhà gia đình lộn xộn rồi mất vợ, con. Vì vậy cho nên, lâu lâu lại nghe tin, có một anh chàng tầm 35-40 tuổi nhảy lầu, nhảy sông, treo cổ không thì cục súc, phẫn uất gây gổ rồi sát hại đồng nghiệp, vợ con rồi đặt dấu chấm hết cho cuộc đời. Mà cứ cho là có nhiều người theo đến 20 năm để trả hết nợ nhà đi chăng nữa thì lúc này bạn cũng sắp trở thành người của thế giới bên kia, còn nhà thì sắp sập.


Nếu bạn muốn sang căn nhà cho con cái thì con của bạn lại phải đóng một khoản thuế rất cao. Nếu chẳng may bạn qua đời thì tất cả chủ nợ, đặc biệt là ngân hàng nhà nước đến phong tỏa căn nhà và toàn bộ tài sản của bạn kể cả tiền tiết kiệm trong ngân hàng. Lúc này chủ nợ sẽ bán đấu giá mọi thứ từ căn nhà từ cái chổi cùn, giẻ rách, băng giấy vệ sinh cho đến khi đủ số tiền bạn nợ mới thôi. Nếu không đủ, họ có quyền thu hồi những tài sản mà trước đây bạn đã cho tặng con cái theo quy định của pháp luật. Đau quá phải không các bạn? Tôi nghĩ, ở nước ta hay ở xứ tư bản cũng vậy họ áp dụng chính sách "xẻo dần", người có nhiều xẻo nhiều, kẻ có ít xẻo ít, xẻo đến chết thì thôi không xẻo nữa, mà bưng sạch luôn.


Cũng vì những lý do kể trên,Nếu không có tiền thì tốt hơn hết là bạn nên thuê phòng hoặc có tiền thì bạn nên mua đứt luôn căn hộ để ở chứ không nên mua nhà trả góp làm gì. Nếu có tiền thì nên mua hẳn căn hộ hoặc có bao nhiêu tiền làm ra bạn nên đầu tư vào bất động sản, vừa xây dựng quê hương đất nước vừa thắng lợi lớn. Hiện tại có những bất động sản của những người mà tôi giúp đỡ họ ở Việt Nam đã lên giá từ gấp nhiều lần so với gia trị thực của căn hộ. Hàng tháng khách hàng của tôi vẫn có thu nhập từ tiền thuê nhà, còn hơn cả thu nhập mà khi họ sống ở Mỹ.