1.Hệ vi khuẩn trong âm đạo:

- Hệ vi khuẩn trong âm đạo phụ nữ chịu ảnh hưởng rất lớn của hormone. Các vi khuẩn sống trong môi trường âm đạo theo tỷ lệ cân băng và thường không gây bệnh. Tuy nhiên vì một lý do gì đó hệ cân bằng bị mất đi sẽ gây lên tình trạng viêm âm đạo do vi khuẩn.

- Hệ khuẩn trong âm đạo ảnh hưởng rất lớn trong thai kỳ đặc biệt là sinh non.

Viêm âm đạo làm tăng nguy cơ sinh non lên gấp 2 lần, làm tăng đáng kể nguy cơ sảy thai tự nhiên và nhiễm trùng sản phụ.

hình ảnh
                                                  (Ảnh minh họa)

2. Chẩn đoán viêm âm đạo khi mang thai:

- Trên 50 % viêm âm đạo trong thai kỳ không có triệu chứng rõ ràng, một số sản phụ có biểu hiện bất thường ở dịch tiết âm đạo.

- Triệu chứng lâm sàng:Huyết trắng nhiều, màu trắng xám, rất hôi nhất là sau giao hợp.

- Cận lân sàng:

+ PH > 4,5

+ Whife test: dương tính, lấy dịch âm dạo nhỏ KOH 10% sẽ có mùi hôi như cá ươn.

+ Nhuộm gram: là phương pháp  chẩn đoán xác định rõ ràng và sử dụng phổ biến nhất.

hình ảnh
                                                             (Ảnh minh họa)

3.Tầm soát trong thai kỳ:

- Trước khi có dự định mang thai sản phụ nên khám phụ khoa và làm các xét nghiệm soi tươi, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung (phiến đồ âm dạo, HPV) 6 tháng/1 lần.

- Trong quá trình mang thai sản phụ nên khám phụ khoa từ tuần 12 – 16. Tái khám sau 1 tháng đã điều trị

- Khi được chẩn đoán viêm âm đạo sản phụ sẽ được điều trị kháng sinh uống và thuốc đặt âm đạo không ảnh hưởng đến thai nhi.

- Điều trị những sản phụ không có triệu chứng trước 20 tuần làm giảm nguy cơ sinh non do nhiễm trùng ối