Đi làm dâu đã 3 năm nay, mặc dù ở quê điều kiện không bằng phố nhưng tôi thấy cuộc sống đằng nhà chồng khá thoải mái. Tôi chỉ hơi ghét bà chị dâu thôi. Chẳng hiểu có ăn có học nhưng lúc nào chị ấy cũng coi đồng tiền trên tất cả. Có lẽ vì chị ấy không làm trực tiếp nên không biết công sức của người khác đã vậy còn chê méo chê tròn mới bực nữa mọi người ạ.

Khi tôi về nhà chồng làm dau thì bố anh đã mất mấy năm trước. Nhà chỉ có mẹ già nên ở chung với vợ chồng tôi. Gia đình anh chồng sống riêng trên thành phố. Nghe mẹ tôi kể, vì anh chị làm trên Hà Nội nên bà cũng bán mảnh đất ở đầu làng lấy 1 tỉ gom vào cho con mua căn chung cư. Còn đất đai nhà cửa hơn sào đang ở thì bà để lại cho chồng tôi.

hình ảnh

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Từ ngày về nhà chồng, mọi công to việc lớn trong gia đình mẹ anh giao lại hết cho hai đứa. Vợ chồng tôi đi làm lo chi tiêu từ A-Z. Ngay cả giỗ bố, giỗ các cụ bà cũng dặn:

“Nhà có 3 cái giỗ chính, các con có điều kiện kinh tế thì làm vài mâm, còn không thì mua hoa quả và bát cơm quả trứng cũng xong, không phải cầu kỳ. Giỗ cốt ở cái tâm tưởng nhớ đến người đã mất thôi”.

Nghe lời mẹ dặn, một năm vào những ngày giỗ các cụ, vợ chồng tôi thường chỉ làm 1 mâm cơm cúng thắp hương xong rồi hạ xuống cả nhà cùng ăn. Riêng ngày giỗ bố 2 anh em trai cùng làm. Anh chồng chị dâu về góp giỗ được bao nhiêu thì góp, phần còn lại vợ chồng tôi lo tất. 

Các năm trước chị dâu về gửi giỗ 2 triệu, năm vừa rồi thực phẩm lên giá, biết chúng tôi làm 6 mâm nên chị về góp giỗ 3 triệu. Chị đưa bao nhiêu, vợ chồng tôi cũng cầm thế còn dặn anh chị cho các cháu về sớm để cùng làm cỗ. Song tôi biết, có nhắc vậy thì chị về quê sớm nhất cũng phải tầm 9h nếu không muốn nói sẽ muộn hơn.

Do làm6 mâm cỗ nên vợ chồng tôi phải mua sắm thực phẩm từ hôm trước. Sáng hôm sau, chồng tôi dậy từ 3 giờ sáng luộc gà, đồ xôi, hấp thịt bê, thịt chó. Còn tôi cũng dậy để phụ trách canh bóng, các loại nộm, salad, nem rán và các món xào. Vợ chồng quay như chong chóng nhưng đến 7h sáng cũng đã hòm hòm mọi việc.

Lúc vài đứa em nhà cô chú trong họ đến làm giúp cũng là lúc các món ăn bắt đầu được bày biện, sắp xếp lên. Mỗi người 1 việc nên khá nhanh tay. Tầm 8h30 là đã bày xong 6 mâm cỗ , mỗi mâm bao gồm 11 món không quá cầu kỳ nhưng đủ hương sắc. Anh nhà tôi cũng mang 1 mâm lên bàn thờ thắp hương bố.

Lúc này cả gia đình chị dâu mới về nhà. Vừa vào nhà chị cũng đôn đáo xuống bếp nhặt rau sống, chiên xù nốt món cá. Bày nốt cá ra đĩa chị đếm thấy mâm cỗ chỉ có 11 món nên cho là quá ít. Chị lao ngay đến chỗ tôi đang rửa rau gần đó giật giọng:

“Cỗ giỗ phải 13 -15 món chứ, toàn người nhà ăn tụi em phải làm đầy đặn. Chị đưa hẳn 3 triệu mà giờ làm ỏn thót thế này người ta cười vào mặt cho. Đừng nói nhà thím bớt tiền giỗ đấy nhé. Nhanh, bổ sung vào đi không tí mọi người đến nói là nói chú thím đấy”. 

Nghe chị dâu nói mà tôi ba máu sáu cơn.

“Chị nói thế không sợ nát nhà à. Sinh ra ngày giỗ là để tưởng nhớ đến người đã khuất và cũng là dịp để anh em con cháu xa gần gặp nhau hàn huyên. Còn mâm cỗ 11 món như này đã đầy đủ rồi, ở đây mọi người cùng tập trung cùng gánh vác việc gia đình, đến với nhau bằng mối quan hệ chứ không phải vì miếng ăn hay vài đồng tiền góp giỗ. Nhìn nhau mà sống chị ạ, sống có Tâm ắt sẽ có Tầm. Còn sợ em bớt tiền giỗ thì sang năm anh chị tự làm riêng, em không có ý kiến”.

Thấy chị em dâu to tiếng, mọi người đều chạy vào. Nghe kể đầu đuôi xong, ai cũng trách chị dâu nói năng không biết nghĩ. Anh chồng thì bực ra mặt bảo vợ đến giờ mới vác mồm về ăn còn ngoác mồm ra nữa.

Thôi thì tôi vẫn cố thực hiện 1 điều nhịn chín điều lành nhưng nhiều khi bực vì có bà chị dâu mất não như vậy quá. 

hình ảnh

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của người viết