hình ảnhHôm nay chúng ta sẽ đề cập đến một chủ đề rất nghiêm túc, rất quan trọng đối với mọi phụ nữ và gia đình có trẻ em. Đó là: Lạm dụng tình cảm và thể chất trong mối quan hệ gia đình - cha mẹ. 

Dù chúng ta có sẵn sàng thừa nhận sự thật hay không, thì bạo lực vẫn luôn tồn tại ở khắp mọi nơi, mọi quốc gia và mọi nền văn hóa. Và chính phụ nữ và trẻ em là những đối tượng thường trở thành nạn nhân của các loại lạm dụng khác nhau. Đặt biệt là ở nhà. Cuộc sống căng thẳng, tinh thần sa sút, áp lực, định kiến xã hội, mất định hướng, sự quan tâm đối với các chủ đề truyền thông, vật chất, truyền thống văn hóa… Tất cả đều có thể là nguyên nhân, hoặc là cơ sở hình thành các hình thức bạo lực.

Tính hung hăng ngày càng tăng là một trong những vấn đề phổ biến nhất trong xã hội này. Nhưng những người đau khổ nhất lại là con cái của chúng ta. Có thể thấy rằng sự hung hãn của trẻ em đang ngày càng trở nên rõ rệt, trong khi độ tuổi của trẻ em có hành vi hung hăng thì đang thấp dần. Sự thật là, các vấn đề của trẻ em chính là hệ quả từ các vấn đề của cá nhân cha mẹ, hoặc thậm chí nó là “kết quả” của phong cách dạy con trong một gia đình. 

Không thể phủ nhận rằng sự hình thành nhân cách của trẻ phụ thuộc trực tiếp vào thái độ của cha mẹ đối với con, và phương pháp nuôi dạy con của cha mẹ. Nếu trẻ con đối mặt với bất kỳ hình thức gây hấn nào ở nhà, chúng sẽ dần bị hạn chế tính linh hoạt, gia tăng sự lo lắng và hình thành sự tự ti trong lòng.

Bạo lực không chỉ là hành vi xâm phạm thể xác như người ta thường nghĩ, mà còn là những hình thức tác động tâm lý, tinh vi hơn. Bạo lực tâm lý là hình thức bạo lực gia đình phổ biến nhất, bao gồm nhiều cách thể hiện khác nhau: đe dọa, sỉ nhục, lăng mạ, đòi hỏi thái quá, chỉ trích, dối trá, cấm đoán, đánh giá tiêu cực, thất vọng về nhu cầu cơ bản, cô lập. Thậm chí, việc cho ăn trái với ham muốn cũng là một hành vi bạo lực.

hình ảnh

Những hậu quả mà bất kỳ hành vi hung hăng nào cũng có thể mang lại cho con cái chúng ta:

  • Những đứa trẻ đã và đang học cách ‘quen’ với các hình phạt về thể chất và tình cảm, và bạn có thể sẽ trừng phạt chúng nhiều hơn để đạt được điều bạn muốn.
  • Nếu đứa trẻ biết rằng nó sẽ bị phạt, nó sẽ cảm thấy rất lo lắng cho đến khi nó nhận được hình phạt đó. Đồng thời, nó có thể làm mọi cách để bị phạt như chọc tức cha mẹ, khác lóc, cư xử tệ,... để loại bỏ sự lo lắng của chính mình.
  • Con bạn sẽ không cảm thấy an toàn khi ở bên bạn, chúng sẽ cảm thấy sợ hãi khi ở cạnh, hoặc khi nói điều gì đó với bạn.
  • Con bạn sẽ cảm thấy rằng bạn không thể giữ mọi thứ trong tầm kiểm soát, rằng bạn là người quy củ và mạnh mẽ. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ mất thẩm quyền, và lũ trẻ sẽ ngừng vâng lời bạn.
  • Những đứa trẻ học cách giải quyết mọi vấn đề của mình bằng sự hung hăng, và hầu hết, chúng có thể làm như vậy ở trường, với các bạn hoặc các anh chị em.
  • Việc bị lạm dụng và bạo lực trong thời thơ ấy có thể gây ra nhiều loại nghiện khác nhau, chẳng hạn như rượu, ma túy, cờ bạc.
  • Mối quan hệ giữa bạn và con cái ở hiện tại và trong tương lai đang dần xấu đi.
  • Những đứa trẻ có nguy cơ bị tấn công tình dục với tư cách là kẻ xâm hại, hoặc nạn nhân.
  • Hội chứng Phức cảm nạn nhân - một đứa trẻ có thể học cách than vãn, đau khổ, nhưng lại không làm gì hoặc không quyết định gì.
  • Rối loạn thần kinh, chàm, đái dầm, ngủ không sâu, sợ hãi và nhiều hơn nữa.

Và điều quan trọng nhất là: Nếu bạn gây hấn với chính đứa trẻ của mình, con sẽ không bao giờ ngừng yêu bạn. Con sẽ luôn yêu bạn cho dù bạn có làm gì đi chăng nữa. NHƯNG, đứa bé sẽ ngừng yêu và tự hủy hoại CHÍNH MÌNH.

Bạn nghĩ sao về vấn đề này? Bạn đã từng hay gặp phải những trường hợp tương tự ở trên? 

Hãy cho chúng tôi biết quan điểm, kinh nghiệm của bạn về việc dạy dỗ con cái và bài trừ bạo lực gia đình ở phần bình luận, và cùng theo dõi những bài viết tiếp theo cùng chủ đề từ TopJob Vietnam.