1. BẮT ĐẦU CHUẨN BỊ PHỎNG VẤN TRƯỚC KHI BẠN NỘP ĐƠN

Thời điểm bạn bắt đầu nộp đơn, bạn đã phải luôn ở tâm thế sẵn sàng cho cuộc gọi bất ngờ từ HR nói rằng, "Chúng tôi muốn mời bạn tham gia buổi phỏng vấn trong ngày hôm nay." Nếu trì hoãn, bạn sẽ mất đi cơ hội phỏng vấn bởi họ có đến hàng trăm người nữa đằng sau bạn đang chờ được gọi đi phỏng vấn.

Nhiều ứng viên mắc sai lầm khi đợi đến khi có lịch phỏng vấn mới bắt đầu chuẩn bị và không tính đến việc nhà tuyển dụng có thể gọi bất cứ lúc nào. Bên cạnh việc bị gọi đi phỏng vấn một cách bất ngờ, tốt nhất là nên bắt đầu chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn ngay từ lúc bạn bắt đầu quá trình tìm kiếm việc làm. Bạn có thể tự tập trả lời trước một số câu hỏi phỏng vấn phổ biến và bạn luôn có thể điều chỉnh câu trả lời của mình phù hợp với vị trí công việc bạn đang ứng tuyển.

2. MỖI HÌNH THỨC PHỎNG VẤN LẠI KHÁC NHAU

Luôn tìm hiểu xem khán giả của bạn là ai! Mỗi thành viên trong hội đồng tuyển dụng sàng lọc ứng viên với những tiêu chí phù hợp cơ bản nhằm đảm bảo phù hợp với các tiêu chí của công ty hay không: HR sẽ xem xét ứng viên có phải là người phù hợp với văn hóa của tổ chức hay không, các CEO muốn đảm bảo rằng ứng viên xứng đáng với số tiền họ trả. Biết cách xưng hô với từng người trong quá trình phỏng vấn mà bạn gặp là một phần để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn xứng đáng là người được chọn.

3. CẢM ƠN SAU PHỎNG VẤN KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ “MỜI CHÀO” BẢN THÂN

Hãy gửi email cảm ơn nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn. Bạn cũng nên cố gắng gửi email cho từng người một. Việc làm này thể hiện rằng bạn cư xử tốt. Đây không phải là lúc để cố gắng “mời chào” bản thân hoặc tóm tắt điểm mạnh của mình. Làm như vậy sẽ giống như bạn đang đề cao bản thân mình hoặc tệ hơn, nhà tuyển dụng sẽ hiểu là bạn đang tuyệt vọng cố gắng bám víu lấy cơ hội.

4. CÁC CÂU HỎI VỀ HÀNH VI DÙNG ĐỂ HIỂU RÕ CON NGƯỜI BẠN

Một loạt các câu hỏi mở thường được hỏi như một cách để hiểu bạn nghĩ như thế nào. Nhà tuyển dụng sử dụng các câu hỏi hành vi để đánh giá các phẩm chất và kiến ​​thức của ứng viên.

Điều quan trọng là phải nghiên cứu một số câu hỏi phỏng vấn hành vi phổ biến nhất và thực hành bằng cách viết ra các câu trả lời của bạn. Bạn có thể sử dụng mô hình Experience + Learn = Grow khi tạo các câu trả lời của bạn. Mô hình này bao gồm phác thảo kinh nghiệm chuyên môn liên quan đến câu hỏi, nói về những gì bạn đã học được từ trải nghiệm và cách bạn phát triển từ nó một cách chuyên nghiệp.

Nếu không luyện tập sẽ khiến câu trả lời của bạn rời rạc hoặc yếu ớt, không đủ sức thuyết phục.

5. ĐẶT CÂU HỎI HAY CŨNG QUAN TRỌNG NHƯ VIỆC TRẢ LỜI TỐT CÁC CÂU HỎI

Cũng giống như bạn đang muốn dò xét nhà tuyển dụng đánh giá mình như thế nào, ngược lại nhà tuyển dụng cũng muốn dò xét bạn đánh giá thế nào về vị trí công việc và công ty. Đặt câu hỏi đúng sẽ cho thấy trí thông minh và chuyên môn của bạn. Ngược lại, nếu bạn hỏi sai, bạn sẽ bị lộ điểm yếu của bản thân trước nhà tuyển dụng.

6. “KHÔNG” KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ “KHÔNG BAO GIỜ”

Kể cả nếu bạn không được tuyển dụng vào vị trí công việc cũng đừng quên tạo mối quan hệ tốt với nhà tuyển dụng. Hãy hỏi nhà tuyển dụng xem bạn có thể làm gì để giữ liên lạc cho các cơ hội trong tương lai. Đặc biệt nếu bạn trượt phỏng vấn ở vòng cuối, đôi khi bạn không thể ngờ rằng mình lại được đề nghị cho một vị trí khác từ chính nhà tuyển dụng đó. Hoặc có thể, người mà họ lựa chọn không đáp ứng tiêu chí, cơ hội sẽ đến với bạn và bạn sẽ tiết kiệm thời gian hơn.

Cách bạn thể hiện trong quá trình phỏng vấn xin việc sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tương lai nghề nghiệp của bạn. Toàn bộ cuộc phỏng vấn phải được thực hiện cực kỳ nghiêm túc và đối xử với sự tôn trọng mà nó xứng đáng.