1. Định nghĩa bạo hành tinh thần nơi công sở

Theo bác sĩ tư vấn tâm lý, bạo hành tinh thần nơi công sở có thể hiểu đơn giản là bạo hành về mặt tinh thần, kỳ thị, gây áp lực khiến tinh thần một người nào đó sa sút, căng thẳng, cảm thấy sợ hãi hay lo lắng mỗi khi phải đến công ty. Những hành vi, lời nói xúc phạm của họ sẽ làm ảnh hưởng nặng nề đối với tâm lý của nạn nhân và có thể gây nên trầm cảm nhẹ. Các đối tượng bị bạo hành sẽ luôn cảm thấy căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, sợ hãi, lo lắng mỗi khi đến làm việc tại công ty, đặc biệt là gặp gỡ người bạo hành tinh thần. Bác sĩ tư vấn tâm lý cho biết, tình trạng bạo hành tinh thần nơi công sở sẽ dễ gặp giữa sếp với nhân viên hoặc những đồng nghiệp làm cùng một công ty.

Tình trạng này càng trở nên tồi tệ, mất kiểm soát, căng thẳng thần kinh hoặc thậm chí là trầm cảm nhẹ nếu như người bị bạo hành không thể nghỉ việc. Bác sĩ tư vấn tâm lý nhấn mạnh, một phần cũng do thị trường làm việc đang ngày càng bị thu hẹp, sức cạnh tranh cao và khó tìm kiếm việc mới phù hợp nên họ chấp nhận tiếp tục làm việc dưới trướng của sếp hoặc làm cùng với những đồng nghiệp xấu tính.

Người bị bạo hành tinh thần cần sự hỗ trợ đặc biệt từ các chuyên gia tâm lý để quản lý và giảm căng thẳng thần kinh. Quá trình chăm sóc thường bắt đầu bằng một cuộc đánh giá cụ thể để xác định mức độ bạo hành mà người bệnh đang trải qua và đưa ra cách để giảm stress hiệu quả. Dựa trên đánh giá, chuyên gia tâm lý của Safe and Sound sẽ phát triển một kế hoạch điều trị riêng biệt, tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng cụ thể của từng người.

Tuy rằng những hành vi bạo hành tinh thần không làm tổn hại đến sức khỏe thể chất nhưng nó lại gây ra hàng loại các tổn thương về mặt tâm lý. Bác sĩ tư vấn tâm lý khuyến cáo, các nỗi đau này đôi lúc sẽ kéo dài rất lâu, thậm chí nó còn nghiêm trọng hơn những vết thương về mặt thể xác.

2. Một số ví dụ về nạn bạo hành tinh thần nơi công sở

Vào năm 2014, một số chuyên gia, bác sĩ tư vấn tâm lý đã thực hiện điều tra khoảng 10.000 nhân viên công sở làm việc tại Nhật Bản. Kết quả cho thấy rằng có khoảng 25,3% các trường hợp nói rằng họ đã từng là nạn nhân của bạo lực tinh thần ở nơi làm việc. Con số này ngày càng gia tăng mạnh mẽ, cho đến năm 2016 thì tỉ lệ đã lên khoảng 32,5%.

Bác sĩ tư vấn tâm lý cho biết một số trường hợp cụ thể như sau:

  • Người bạo hành luôn quan sát, thăm dò, phán xét các hành động, lời nói của “mục tiêu” kể cả khi họ hoàn toàn không phạm phải lỗi sai.
  • Thường xuyên bêu xấu, cô lập một đối tượng nào đó. Cố tình giao cho họ thật nhiều công việc, thậm chí là bắt họ làm thay việc cho người khác.
  • Sử dụng những lời nói chỉ trích, xúc phạm, hạ nhục danh dự đối với nhân viên. Theo bác sĩ tư vấn tâm lý, thậm chí có thể khiển trách họ hàng tiếng đồng hồ vì một lý do không chính đáng nào đó.
  • Tìm cách sỉ nhục, đùa cợt với người khác tại nơi đông người, thậm chí là trong những cuộc họp.
  • Cố tình đánh giá năng lực, hạ thấp khả năng của một ai đó cho dù họ đã hoàn thành tốt công việc của mình.
  • Có những hành vi không phù hợp, cố ý sàm sỡ, lợi dụng người khác tại nơi công sở.
  • Đổ lỗi, vu oan, đặt điều nói xấu về những việc không có thực, ví dụ như nói bạn và sếp có tình ý với nhau, bạn nịnh hót nên mới được làm tại công ty,…
  • Kỳ thị, xem thường, sỉ nhục vì những yếu tố như màu da, ngoại hình, tôn giáo,…

Bác sĩ tư vấn tâm lý khẳng định, đối tượng bạo hành tinh thần nơi công sở có thể là bất kì ai, kể cả sếp, quản lý hoặc là chính những đồng nghiệp. Thông thường, các đối tượng mới đi làm, những người có năng lực thường được khen ngợi, những người có tính cách nhút nhát, ít nói, lầm lì sẽ dễ trở thành nạn nhân của tình trạng này. Nhiều người sẽ có thể rơi vào trạng thái trầm cảm nhẹ nếu sự việc này diễn ra thường xuyên, vậy cách để giảm stress, căng thẳng thần kinh khi bị bạo hành tinh thần nơi công sở là gì?

Xem chi tiết bài viết tại đây nhé mọi người: https://sns.org.vn/bao-hanh-tinh-than-noi-cong-so-la-gi-%7C-safe-and-sound