1) Đánh giá tình hình tài chính hiện tại trước khi lập kế hoạch tài chính cá nhân

Đầu tiên, cần nắm rõ tình hình tài chính hiện tại của bản thân. Hãy dành thời gian và thu thập tất cả thông tin tài chính thích hợp.

Bắt đầu bằng cách liệt kê tất cả tài sản của bạn như: nhà, tiền mặt, tài khoản tiết kiệm… Đừng quên bao gồm bất kỳ tài khoản đầu tư và hưu trí nào.

Sau đó liệt kê tất cả các khoản nợ phải trả của bạn. Ví dụ danh sách tất cả các thẻ tín dụng, các khoản thế chấp… Điều này có thể khiến bạn cảm thấy áp lực, nhưng đây là bước quan trọng để kiểm soát tình hình tài chính.

Số tiền còn lại sau khi lấy tài sản trừ đi nợ chính là giá trị tài sản ròng của bạn. Lúc này, bạn sẽ có một bức tranh rõ nét về tình hình hiện tại của mình.

Từ đó, xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp với điều kiện và nhu cầu của bản thân.

2) Biết rõ mình kiếm được bao nhiều và tiêu bao nhiêu mỗi tháng

Mọi người có thể nhanh chóng đưa ra được câu trả lời mỗi tháng mình kiếm được bao nhiêu tiền. Nhưng thường bối rối khi nghĩ lại mình đã tiêu tiền vào những việc gì trong tháng qua.

Một vài người bạn của tôi luôn thắc mắc rằng: “Chẳng hiểu tiền đi đâu hết?”. Trong khi thu nhập hàng tháng ở mức tương đối cao nhưng vẫn rơi vào tình trạng “cháy túi” vào cuối tháng.

Lý do là bởi họ chưa từng nhìn nhận trung thực về vấn đề chi tiêu của bản thân. Luôn chi tiêu theo sở thích thay vì lên kế hoạch một cách rõ ràng.

Hãy dùng một cuốn sổ, bảng excel hoặc ứng dụng quản lý chi tiêu Money Lover để thống kê chi tiết toàn bộ các khoản chi tiêu trong tháng.

Bạn sẽ biết được mỗi tháng mình dành tiền cho những khoản gì? Khoản nào nào bạn cảm thấy mình đang quá đà?

Bôi đỏ hoặc đặt nhắc nhở để hạn chế chi tiêu trong tháng sau. Đây là cách quản lý chi tiêu và lập kế hoạch tài chính cá nhân cơ bản.

nguồn link: https://my.moneylover.com/ke-hoach-tai-chinh-ca-nhan-2020/