Cầm đồ không phải là xấu xa đâu, đôi khi nó giúp bạn vượt qua những khó khăn đấy. Sẽ có trường hợp cấp bách đến mức không thể ra ngân hàng vay vốn thì mình lại đến tiệm cầm đồ thì bài viết em chia sẻ này sẽ giúp mọi người hiểu rõ "quy luật kinh doanh" của họ để mà tránh. Có nghèo tới đường cùng, không còn cách nào khác nữa thì mới nghĩ tới chuyện đi cầm đồ, còn không thì đừng dính vào nha.



webtretho
Ảnh minh họa


Số lượng mọc lên nhiều như nấm


Tại Hà Nộ theo thống kê năm 2013 thì có tới hơn 2700 tiệm cầm đồ rồi. Cho đến nay là tháng 7/2016 thì chắc chắn con số không dưới 3000 tiệm.



Không có số liệu thống kê cụ thể và chính xác nhưng ở TP.HCM, hiện tạo chỉ xét riêng trên Quốc lộ 50 (đoạn thuộc quận 8 và huyện Bình Chánh) có hơn 30 tiệm cầm đồ lớn, nhỏ hoạt động.



Đó là chưa kể vào những mùa cao điểm còn có những tiệm cầm đồ online tung hoành ngang dọc 24/24. Khách hàng chỉ cần gọi điện, sẽ có nhân viên đến tận nơi giao tiền và lấy đồ, thẩm định giá trị hàng hoá qua hình ảnh, chứng từ hoá đơn …



Lãi suất đáng ngạc nhiên



Tiệm cầm đồ trên đường Phan Đăng Lưu, Bình Thạnh, triển khai thu hút khá nhiều khách hàng, với cách tính lãi, 2%/ tuần, 5%/2 tuần, 7%/3 tuần, 8%/ tháng.



Tiệm khác trên Quốc lộ 50 thì lãi suất 8%/7 ngày và không quan tâm nguồn gốc món hàng.



Một số phương thức “cầm đồ” bất quy tắc



- Không cần phân biệt nguồn gốc: Tại tiệm cầm đồ S. (trên Quốc lộ 50, đoạn thuộc xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh), 2 thanh niên vào cầm chiếc xe máy hiệu Wave mang biển số tỉnh Bình Dương. Mọi giao dịch diễn ra nhanh chóng, không hề thấy nhân viên hỏi nguồn gốc chiếc xe máy. Sau khi cầm xe, hai thanh niên đi bộ vào tiệm game bắn cá gần đó “nướng” tiền. Sau đưa máy tính Macbook Air ra cầm, nhân viên báo giá 10 triệu đồng, lãi suất 8%/7 ngày và không quan tâm nguồn gốc món hàng.



- Không cần biết chính xác giá trị của món hàng: Một tiệm cầm đồ gần Bến xe quận 8 để cầm chiếc xe máy hiệu Suzuki Viva. Nam nhân viên cho biết nếu có giấy tờ hợp lệ sẽ cầm 5 triệu đồng, còn hàng “móc” (trộm, cướp - PV) thì chỉ được nửa giá.



Chủ tiệm cầm đồ V.A nằm trên Tỉnh lộ 43, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức thì nói giá trị cầm đồ theo hình thức khác: “Xe không chính chủ cầm ít tiền hơn, nhỡ bị kiểm tra còn tìm cách “chạy chọt””.



- Dụ dỗ khách: Không chỉ dừng lại ở việc cầm đồ, chủ tiệm yêu cầu đem CMND để viết giấy cam kết rồi còn khuyên người cầm đồ nếu bí tiền quá thì nên thanh lý xe, rồi đưa ra bản hướng dẫn thủ tục làm hợp đồng mua bán.



- Không coi “luật” ra gì:


Có vài tiệm cầm đồ từng bị cơ quan chức năng xử lý hành chính về hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh nhưng khi có khách đến hỏi vẫn đồng ý cầm cố không chút lưỡng lự.



Theo chủ tiệm cầm đồ này, để không bị công an phát hiện, khi cầm xe sẽ mang đi chỗ khác cất giữ cho yên tâm. Họ còn mách với khách:“Dạo này, công an làm căng, phải tìm cách mới kiếm sống được” .



- Tự tạo chỗ đứng riêng: Thật ra nhiều người thắc mắc sao họ dám cầm đồ cho người lạ với giá cao, nhiều khi còn cao hơn cả giá trị thật ở hiện tại mà không cần biết người đó có “quỵt” luôn không. Vì đằng sau cửa hiệu ấy là cả 1 thế lực hùng mạnh mà họ chẳng cần phải lo.



Chủ một cơ sở cầm đồ ở TP HCM tiết lộ để kinh doanh cầm đồ, ngoài việc kết thân với các đối tượng trong giới giang hồ, còn phải biết cách “lo lót” cho những thế lực khác.



Ông Phạm Văn T. (42 tuổi; ngụ huyện Nhà Bè, TP HCM) phải đóng cửa chỉ sau thời gian ngắn mở tiệm ở quận 8. Ông T. cho biết dù làm chủ nhưng giấy phép kinh doanh phải để một người có “máu mặt” tên Hòa đứng tên vì anh ta quen biết nhiều và thạo việc. Mỗi tháng, ông T. chi tiền đứng tên 7 triệu đồng, 3 triệu đồng tiền gọi là “an ninh trật tự” và 5 triệu đồng tiền địa bàn.



Để được làm ăn yên ổn, cuối tháng, vợ chồng ông T. phải đóng cho đàn em của Hòa tiền “bảo kê”. Theo ông, nếu kinh doanh cầm đồ không thôi sẽ chẳng bao giờ đủ sống, phải liên kết các nhóm giang hồ khác để hoạt động như cho thế chấp, cầm cố tài sản để vay tiền trả lãi.



“Mỗi khi khách không chịu trả tiền, phải nhờ dịch vụ đòi nợ thuê chứ khởi kiện ra tòa khi nào mới lấy lại được. Hoạt động cầm đồ như một thế giới ngầm đầy rẫy giang hồ, tranh giành với nhau và có những luật lệ riêng nên không “quen” thì khó làm ăn lắm. Tôi nói thật, làm nghề này không “lo lót” sao mà kiếm sống được” - ông T. khẳng định.



-Ngày càng “chuyên nghiệp”: Không chỉ dừng ở việc cầm đồ như bình thường, ngày nay nhiều dịch vụ cầm đồ trở nên ngày càng chuyên nghiệp mà bạn ít biết. Chẳng hạn như mùa Euro, nhiều tiệm cầm đồ đã bắt mối với một số quán cà phê bóng đá, thậm chí cho “cò” cắm tại quán sẵn sàng cầm đồ tại chỗ cho khách.



Khu Bắc Hải, quận 10, một trong những điểm nóng tập trung nhiều quán cà phê xem bóng đá lớn nhất TP HCM, càng về khuya càng trở nên đông đúc, nhộn nhịp. Khách xem bóng đá đến tận 3-4h sáng. Nếu khách túng tiền không cần phải tìm tiệm cầm đồ, chỉ cần gọi điện thoại dịch vụ cầm đồ đến tận nơi. Chỉ cần lên tiếng với nhân viên, họ sẽ nhanh chóng liên hệ giới thiệu dịch vụ. Chưa đến 5 phút, người cầm đồ sẽ xuất hiện, xem qua loa một vài chi tiết rồi sẽ ra giá. Bạn mà phàn nàn giá thấp, người ta sẽ khôn khéo nói: “Giờ không thiếu người cầm, máy cũng cũ, chỉ xem hình thức bên ngoài, không biết bên trong thế nào, nên giá vậy là hời rồi, đi chỗ nào cũng một giá thôi”.