Một sự thật cay đắng em vừa phát hiện là chúng ta mất đi cả trăm triệu tiền chỉ vì đóng BHXH theo lương trên hợp đồng. Ai đang đóng BHXH 500-600k trên tháng đều là nạn nhân cả. Các mẹchắc không thể biết điều này phải không, huhu.



Ai là nạn nhân



Chúng ta hay thấy công ty cho ký hợp đồng ghi mức lương khác hẳn với lương thực nhận mỗi tháng và được giải thích là lương căn bản với các khoản hỗ trợ khác…


Nghe hoàn toàn hợp lý vì lương trên hợp đồng càng thấp thì mức đóng BHXH, BHYT bắt buộc càng ít, mình sẽ nhận được nhiều tiền lương thực tế hơn.



Haha, em cũng là người như thế. Em từng la làng la xóm chỉ vì luật tăng lương cơ bản. Em nghĩ rằng tăng lương cơ bản làm chi, như vậy sẽ thiệt thòi cho người lao động: Lương của công ty chỉ có nhiêu đó, tăng lương cơ bản chỉ làm tăng phí đóng BH rồi lương thực nhận sẽ ít đi thôi.



Ai có suy nghĩ này và ai đang được đóng BHXH rất ít, chỉ vài trăm ngàn tháng đều là nạn nhân cả. Huhu.



Nạn nhân như chúng ta có gì thiệt thòi



Em nói chắc hơi lòng vòng khó hiểu nên thôi lấy ví dụ cho mọi người thấy con số thực tế nè. Giả như lương khi deal với công ty là 10 triệu. Đáng lẽ người lao động phải đóng 8%/tháng tức 800k và DN đóng 18%/tháng tức 1.8 triệu.



Thì thay vào đó, công ty chỉ ghi trên hợp đồng lao động rằng chúng ta có lương ngang mức lương căn bản mà Nhà nước quy định tầm 4tr chẳng hạn (giả sử), còn 6tr sẽ được chi trả với danh nghĩa là những khoản hỗ trợ thôi nên không bị tính BH đâu…Từ đó chúng ta tiết kiệm được rất nhiều, người lao động chỉ đóng BHXH 8% tức 320k và DN cũng chỉ đóng 18% tức 720k.



Nhìn vào mình thấy cả người lao động và doanh nghiệp cùng có lợi. Chúng ta tiết kiệm được = 800k- 320k = 480k/tháng, tức 5.76triệu/năm. Phụ nữ chúng ta đi làm từ 22 tuổi tới 50 tuổi (28 năm) sẽ tiết kiệm 161.28 triệu đồng.



Nhưng thực ra người lao động đang chịu thiệt thòi các mẹ ạ. Thiệt thòi nằm ở khoản lương hưu sau này mình được nhận:



Theo quy định nhà nước là mức lương hưu hưởng 45% nếu đóng BHXH 15 năm, sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 2% và tối đa là 75%. Như vậy, nếu làm đủ từ 22-50t (tức lđ 28 năm) thì được hưởng lương hưu đến 61% mức trung bình đã tham gia BHXH.



Vầy nha. Mình so sánh 2 trường hợp cho mọi người thấy rõ. Và lấy luôn ví dụ nối tiếp ví dụ ở trên nha và giả sử lương không đổi luôn giữ mức 10tr/tháng, không tính lạm phát.



Trường hợp 1: Đóng BHXH theo lương thực nhận 10tr. Tổng số tiền đóng BHXH sau 28 năm = 800k x 12 tháng x 28 năm =268.8 triệu. Khi đó, về hưu, mỗi tháng mình nhận 268.8 triệu/28năm x 61% = 5.8 triệu/tháng.



Trường hợp 2: Đóng BHXH theo lương trên hợp đồng 4tr. Tổng số tiền đóng BHXH sau 28 năm = 320k x 12 tháng x 28 năm = 107.5 triệu. Khi đó, về hưu mỗi tháng mình hưởng 107.5 triệu/28năm x 61% = 2.3 triệu/tháng.



Tức nếu mình đóng BHXH trên mức 4 triệu thì mỗi tháng mình bị lỗ 3.5 triệu. Giả sử mình về hưu chỉ sống được thêm 10 năm thì tổng số tiền mình lỗ = 3.5 triệu x 12 tháng x 10 năm = 420 triệu.



Mọi người thấy đấy, như đã tính 2 phần thì cái nào lợi hơn chắc mọi người cũng biết. Nếu đóng BHXH trên mức lương ghi theo hợp đồng thì chúng ta tiết kiệm được 161.28 triệu đồng mà lỗ tới 420 triệu đồng. Vậy giờ mọi người có còn muốn đóng BHXH theo lương cơ bản nữa hay không.



Thực ra em tính toán còn non nớt lắm, chưa tính là lương mỗi năm mỗi tăng, mức đóng BH khác đi, chưa tính yếu tố lạm phát, chưa tính nhiều khi mình sống tới 20-30 năm. Nhưng đây là bảng tính chung nhất, nhìn vào thấy liền luôn. Cũng có người cho là mình đóng tiền BH ít đi thì lấy tiền đó đi gửi ngân hàng sẽ sinh thêm lãi, tính ra không lỗ chẳng hạn nhưng mấy ai lấy tiền đi gửi như vậy đâu nhỉ nên bỏ qua yếu tố đó luôn.



Chuyện BHXH là quyền lợi đó, bởi vậy mình đừng than đóng BHXH nhiều, cũng đừng ham đóng BHXH ít gì cả. Tiền mình mất đi nó vẫn nằm cả ở đó thôi, sau này về hưu mình nhận.