Chính quyền Đặc khu Hong Kong (SAR) sáng nay (28/2) đã ra thông cáo báo chí cho biết, đã phát hiện một con chó được nuôi làm thú cưng trong gia đình một người bị nhiễm COVID-19 bị dương tính với virus chủng mới gây dịch Covid-19.



Hix, thật sự lo sợ quá các mẹ ạ. Ở nước mình cứ 10 gia đình thì có đến phân nửa trong số đó nuôi chó, nếu thật sự virus này có khả năng lây sang vật nuôi thì đây đúng là mối nguy cho toàn cầu!!



webtretho


Thông tin tìm thấy nCoV trong khoang miệng và mũi chó nuôi trong nhà bệnh nhân COVID-19 ở Hồng Kông đang gây xôn xao dư luận. (Ảnh: Guancha)



Hong Kong thông báo tìm thấy virus ở miệng và mũi chó nhà



Cơ quan Nông lâm ngư nghiệp và bảo tồn Hồng Kông (AFCD) ngày 28.2 cho biết đã nhận thông tin từ Cơ quan Y tế đặc khu về trường hợp con chó bị nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây dịch COVID-19.



Theo tờ South China Morning Post, con chó là thú cưng của một người sống ở khu Đại Khanh, gần Vịnh Đồng La. Chủ nhân và một người chăm sóc cho con chó đã bị bệnh COVID-19.



webtretho


Một phụ nữ Trung Quốc và chú chó cưng ở sân bay Thượng Hải - Ảnh: REUTERS




Cơ quan Y tế liên lạc với AFCD ngày 26.2 để chăm sóc cho con chó và con vật được đưa đến một trung tâm cách ly.


Qua xét nghiệm đường mũi và miệng, cơ quan chức năng phát hiện con vật dương tính “yếu” với COVID-19 dù không có triệu chứng gì liên quan.



Đáng nói, người giúp việc của gia đình nói trên cũng bị nhiễm mầm bệnh nguy hiểm. Phát ngôn viên của AFCD khuyến nghị, tất cả bệnh nhân Covid-19 nên cách ly các vật nuôi của họ để bảo đảm an toàn sức khỏe cho cộng đồng và chính thú cưng.



Dù vậy, AFCD thừa nhận không có bằng chứng cho thấy con vật bị nhiễm COVID-19 từ người hoặc lây lan cho người. Cơ quan này thông báo sẽ kiểm tra thêm để xác định liệu con vật có thật sự nhiễm COVID-19 hay không.



Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chưa có bằng chứng cho thấy vật nuôi như chó, mèo có thể bị nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, WHO khuyến cáo người chủ cần rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với vật nuôi.



webtretho


Nhà chức trách Hồng Kông kêu gọi người nuôi chó mèo nên thường xuyên rửa tay sau khi tiếp xúc với thú cưng - Ảnh: Internet




Nhà chức trách Hồng Kông cũng đưa ra khuyến cáo tương tự vào kêu gọi người nuôi chó mèo bị bệnh COVID-19 nên đưa thú cưng đến trung tâm cách ly để kiểm tra theo dõi trong 14 ngày.



Người phát ngôn AFCD nhắc nhở các chủ nuôi thú cưng cần giữ thói quen vệ sinh tốt; sau khi tiếp xúc với thú cưng cần lập tức rửa tay bằng xà-phòng hoặc khử trùng tay bằng cồn; những chủ vật nuôi khi ra ngoài cần mang khẩu trang. Nếu phát hiện thấy thú cưng có biểu hiện thay đổi về sức khỏe cần nhanh chóng đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y.



webtretho


Nếu thú cưng cũng bị lây nhiễm nCoV sẽ là một nguy cơ lớn trong các cộng đồng dân cư (Ảnh: takefoto.cn)


Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc đại lục tới nay, đặc khu hành chính Hong Kong đã ghi nhận 93 ca dương tính với virus chủng mới và hai người thiệt mạng vì bệnh.



Bộ Y tế: Phòng dịch COVID-19, lớp học không nên sử dụng điều hoà



Để chuẩn bị cho việc đi học trở lại và chủ động phòng chống dịch COVID-19 trong các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường đại học, học viện, cao đẳng, trung cấp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các ký túc xá cho học sinh, sinh viên, học viên; Bộ Y tế vừa có công văn số 914/BYT-MT về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong trường học, ký túc xá.



Theo đó Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.



Cụ thể, trước khi đến trường, ngay tại nhà, ký túc xá, học sinh, sinh viên, học viên cần tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khoẻ hàng ngày như: Súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng thường xuyên; giữ ấm cơ thể, tập thể dục, ăn chín, uống chín và đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng; hạn chế tiếp xúc với các vật nuôi, động vật hoang dã.



Đối với trẻ em mầm non, học sinh, cha mẹ có trách nhiệm đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe cho trẻ ở nhà. Nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động cho trẻ nghỉ học, theo dõi sức khỏe, đồng thời đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Đối với sinh viên, học viên, giáo viên các trường cũng tự theo dõi sức khỏe hàng ngày; nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động nghỉ và đến cơ sở y tế để được khám, điều trị. Những người trong diện đang theo dõi cách ly y tế không được đến trường và cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.



Bộ Y tế cũng yêu cầu tại các trường học phải đảm bảo công tác vệ sinh như: Đồ ăn, nước uống hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm; học sinh dùng riêng cốc uống nước; dùng riêng khăn mặt và được giặt sạch với xà phòng sau mỗi ngày học. Trường học phải bố trí đầy đủ nơi rửa tay có xà phòng, dung dịch khử khuẩn, các trang thiết bị vệ sinh. Đặc biệt, lớp học phải thông thoáng khí, không sử dụng điều hoà; giáo viên, cán bộ các trường phải được tập huấn đầy đủ công tác phòng dịch, cách phát hiện các triệu chứng của bệnh do virus SARS-CoV-2…



Trong thời gian ở trường, các cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên không tổ chức các hoạt động tập trung đông người, tham quan thực tế, dã ngoại, học thêm. Đặc biệt, lễ chào cờ sẽ tổ chức tại lớp, bố trí giờ vào lớp, giải lao, tan học xen kẽ giữa các khối lớp; hạn chế cho người bên ngoài ra vào trường học…. Nếu giáo viên phát hiện học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đưa đến phòng y tế ngay để kiểm tra, theo dõi, cách ly và thông báo ngay cho trạm y tế cấp xã, cơ quan quản lý và cha mẹ học sinh.



Đồng thời, Bộ Y tế đề nghị các trường học, ký túc xá tăng cường vệ sinh môi trường, khử khuẩn hàng ngày, vệ sinh xe đưa đón học sinh, bố trí chỗ để rác thải đảm bảo.



Nguồn thông tin tổng hợp từ: Tuoitre, Thanhnien