Các mẹ cho con uống sữa Cô gái Hà Lan chịu khó đọc bài này nhé. Sợ quá. hình ảnh Không biết tình trạng này có xảy ra với sữa bột không. Cá nhà mình toàn uống Friso thôi. Biết đổi sang sữa gì bây giờ?


Ngày 2/11/2004, Công ty TNHH Thực phẩm và Nước giải khát Dutch Lady Việt Nam đã công văn hồi âm về việc phản ánh khiếu nại của khách hàng về sản phẩm sữa Dutch Lady (Cô gái Hà Lan). Tuy nhiên, trước đó ít ngày, một cô gái tự xưng là nhân viên phòng truyền thông của Công ty trên đã nhiều lần gọi điện cho xin mẫu hộp sữa bị hỏng về kiểm tra. Với tinh thân xây dựng, chúng tôi chấp nhận đề nghị trên.


Thế nhưng, buổi bàn giao theo đúng thủ tục, trình tự ( có đại diện của các bên liên quan và lập biên bản bàn giao) đã không diễn ra bởi đơn vị này cử một người đàn ông không rõ danh tính, không giấy giới thiệu đến xin sữa về. Tất nhiên là chúng tôi không thể chuyển giao mẫu sản phẩm trong điều kiện như thế. Từ đó đến trước khi gửi công văn trên, công ty này bặt vô âm tín. Và, tình trạng tương tự cũng diễn ra với chị Vũ Bích Hiệp, khách hàng không may mua phải lô sữa kém chất lượng. Thật lạ cho kiểu làm ăn của Dutch Lady VN.


Thế nhưng chị Hiệp không phải là khách hàng duy nhất phải chịu sự đen đủi này. Chiều 1/11/2004, một người đàn ông bức xúc đề nghị các anh có mặt ở Toà soạn để tôi đến trình bày một việc liên quan đến sản phẩm sữa "cô gái Hà Lan".


Đau bụng vì... "Sẵn sàng cho mặt sức sống"


Anh Phạm Thanh Toàn công tác tại Công ty Hà Thành, Bộ Quốc phòng, trình bày: Chiều tối ngày 31/10/2004 anh có mua 2 bịch = 8 hộp sữa nhãn hiệu Dutch Lady - Cô gái Hà Lan ở siêu thị Seiyu, số 8 Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội. Cũng như thường ngày, anh chia sữa cho 3 con uống, nhưng chỉ được hai ngụm, đứa lớn 8 tuổi đã nhăn mặt nhổ ra và kêu chua. Cứ tưởng cháu biếng ăn, anh quát bắt con uống tiếp nhưng nhất quyết cháu không nghe. Nghĩ con bướng bỉnh, anh đã tét vào mông con, hộp sữa rơi xuống nền nhà thì một dòng chất lỏng sền sệt chảy ra như cháo. Anh Toàn cầm lên uống thử thì ngay lập tức cũng phải nhổ ra vì không thể chịu được mùi vị của sản phẩm này.


Cũng theo anh Toàn, 3 đứa trẻ nhà anh thường xuyên dùng sản phẩm này, nếu dòng sữa không đổ ra và không bị phát hiện thì chắc chắn các con anh sẽ đau bụng khi uống các hộp sữa biến chất này. Đúng như dự đoán, đứa trẻ bị đau bụng sau đó khoảng 15 phút. Chuyển giao những hộp sữa còn lại và hoá đơn mua hàng, anh Toàn đề nghị báo lên tiếng yêu cầu làm rõ trách nhiệm của nhà sản xuất và nhà cung cấp.


Theo quan sát của chúng tôi, tất cả các hộp sữa trên đều mang nhãn hiệu Dutch Lady - Sữa tiệt trùng Hương vị Sôcôla và hình ảnh cô gái xách xô, đi kèm là các ống hút còn nguyên vẹn với khẩu hiệu "Sẵn sàng cho một sức sống". Ngoài vỏ hộp sữa, thể hiện các số liệu như thể tích thực 200ml có chứa các thành phần đinh dưỡng, ký hiệu A2, 080305 (hạn sử dụng là 8/3/2005), mã vạch 893484132616, sản phẩm được sản xuất tại Công ty TNHH Thực phẩm và Nước giải khát Dutch Lady Việt Nam có địa chỉ tại xã Bình Hoà, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Thế nhưng, khi cầm hộp sữa mà con anh Toàn đang uống dở bóp nhẹ thì một dòng chất lỏng sền sệt khó khăn chảy qua ống hút, quan sát kỹ thì chất lỏng này được hình thành bởi nước và lổn nhổn những hạt nhỏ giống như bột, ngửi gần thì có vị hôi pha chua rất khó chịu.


Quan sát kỹ chúng tôi đã giật mình khi mã số được in trên vỏ hộp sữa có ba số cuối là 116, trong khi mã số được ghi trên hoá đơn của siêu thị Seiyu lại có 3 số cuối là 114. Phải chăng đây là một kiểu cạnh tranh không lành mạnh?


Ai chịu trách nhiệm?


Để tránh thông tin không chính xác, ảnh hưởng đến uy tín của nhà sản xuất chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Thái Quang Dũng - Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Seiyu. Theo ông Dũng, hoá đơn này đúng là của siêu thị Seiyu, chúng tôi đưa những hộp sữa mà anh Toàn đã mua tại siêu thị thì ông Dũng khẳng định số sữa này trùng chủng loại A2, 080305 và cùng mã vạch có đuôi là 116 là loại sữa Công ty nhập về và hiện đang bán tại siêu thị. Trả lời thắc mắc vì sao mã vạch lại có đuôi là 114, ông Dũng cho biết để tiện cho việc thanh toán, siêu thị quy định chung cho mặt hàng sữa đóng hộp như thế này là mã vạch có đuôi 114. Cũng theo ông Dũng, sản phẩm này được Siêu thị nhập từ Công ty TNHH Huy Phương. Mặc dù hợp đồng kinh tế quy định nhà cung cấp phải có trách nhiệm bảo đảm về chất lượng hàng hoá cung cấp cho bên B trong suốt thời gian hàng còn thời hạn sử dụng, những với cương vị là nhà bán hàng ông Dũng thay mặt Seiyu xin lỗi khách hàng đã mua phải sản phẩm không đảm bảo chất lượng từ siêu thị này và xin được hoàn lại tiền hoặc đổi sản phẩm khác. Đây là việc làm đúng của Seiyu..


Tuy nhiên, chúng tôi chờ đợi ý kiến của nhà sản xuất. Thế nhưng ngoài việc giới thiệu một người không danh tính đến xin mâu sản phẩm và không hồi âm cho khách hàng, một số đại lý có bán loại sản phẩm này còn "xúi" cho khách hàng "mang hộp sữa bị hỏng đến đề nghị đổi hộp sữa khác, mà không nghĩ rằng có những khách hàng đã "lỡ" uống sản phẩm. Thậm dù, khi phóng viên gọi điện đến văn phòng đại diện để tìm hiểu thông tin thì nhận được câu trả lời "người có chức năng giải quyết việc này đi công tác khoảng 4 - 5 ngày nữa mới về".


Với những thái độ trên, phải chăng nhà sản xuất thay vì coi khách hàng là thượng đế thì lại nhìn khách hàng là giun dế, thiệt hại về vật chất cũng như ảnh hưởng về sức khoẻ đều không đáng quan tâm. Theo chúng tôi, đây không phải là phương châm của những nhà kinh doanh chân chính!


(Theo GĐ&XH)