Mẹ cần biết cách sử dụng túi trữ sữa để phục vụ cho công cuộc nuôi con bằng sữa mẹ. Dùng đúng cách giúp sản phẩm phát huy hết công dụng và mẹ được nhàn hơn khi chăm sóc con.

Ưu điểm của túi trữ sữa khi so sánh với bình sữa

Để cất giữ sữa mẹ thì túi trữ sữa được ưa chuộng hơn bình sữa khi so sánh về vấn đề vệ sinh cũng như sự tiện lợi. Tiệt trùng bình sữa theo cách thủ công sẽ bất nhiều thời gian và khó có thể làm sạch tối đa, từ đó có thể làm sót lại vi khuẩn. Chúng bám vào thành bình và gây hại cho hệ tiêu hóa cũng như hệ miễn dịch còn non nớt của bé.

cách sử dụng túi trữ sữa

(Nguồn ảnh: hkbreastpumpcity)

Túi trữ sữa dạng khóa zip, tiện lợi khi bảo quản cũng như lúc rót sữa ra cho bé dùng. Một số dòng sản phẩm có vạch chia ml và cảm ứng nhiệt, sẽ báo hiệu khi sữa được hâm nóng tới nhiệt độ phù hợp. Đây là sản phẩm chỉ sử dụng một lần, không tái sử dụng nên không phải lo về việc bị nhiễm khuẩn hay phải vệ sinh mất công.

Với các mẹ vắt được lượng sữa nhiều thì nên ưu tiên dùng túi trữ sữa. Sản phẩm được làm từ nhựa nguyên sinh, không chứa BPA nên đảm bảo an toàn cho bé khi chứa sữa mẹ. Giá thành của các túi này cũng hợp lý nên không tốn nhiều chi phí. Hơn nữa thiết kế của túi khiến sản phẩm không chiếm quá nhiều diện tích khi trữ trong tủ đông hoặc tủ lạnh.

>> Có thể mẹ chưa biết: Top 7 nước rửa bình sữa làm sạch an toàn, giúp mẹ tiết kiệm thời gian vệ sinh

Chi tiết cách sử dụng túi trữ sữa để an toàn và đảm bảo dinh dưỡng trong sữa mẹ

Bước 1: Vệ sinh tay và khu vực thực hiện cất trữ sữa

Mẹ cần rửa tay thật sạch với xà phòng diệt khuẩn. Sau đó mẹ hãy sát khuẩn khu vực xung quanh và các vật dụng cần thiết. Đối với túi trữ sữa, mẹ không cần tiệt trùng và tuyệt đối không thổi vào túi để đảm bảo túi vẫn vô trùng tuyệt đối. Việc sát khuẩn này giúp hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào sữa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Bước 2: Mở khóa zip trên miệng túi trữ sữa    

Mẹ hãy dùng kéo cắt hoặc xé theo đường vạch trên miệng túi. Sau đó, dùng tay kẹp vào hai bên mép túi và tách về hai bên để mở khóa zip. Mỗi loại sản phẩm sẽ có cách mở khác nhau, mẹ hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Chỉ cần chú ý hạn chế để tay tiếp xúc vào phần bên trong miệng túi để đảm bảo vệ sinh cho sữa khi trữ bên trong túi.

Bước 3: Cho lượng sữa cần bảo quản vào túi

Mẹ hãy đổ sữa vào túi trữ sữa, nhưng hãy nhớ không cho vào quá đầy mà hãy chừa 1 khoảng trống ở gần miệng túi vì khi sữa đông lại sẽ chiếm diện tích nhiều hơn khi ở nhiệt độ thường. Hãy căn cứ vào số ml sữa bé bú trong mỗi cữ để cho lượng sữa phù hợp vào trong túi, tránh trữ quá ít, không đủ cho một lần con ti hoặc nhiều hơn nhu cầu của con sẽ gây lãng phí.

Bước 4: Đóng khóa zip trên miệng túi

Mẹ hãy dùng tay ép hết không khí trong túi ra ngoài rồi miết ở vị trí khoá zip.

cách sử dụng túi trữ sữa

(Nguồn ảnh: Lansinoh)

Bước 5: Viết ngày tháng và lượng sữa lên nhãn trên túi

Mẹ nên viết ngày tháng trữ sữa và lượng sữa vào phần ghi chú trên túi để thuận tiện hơn trong việc sử dụng. Với các túi có sẵn vạch chia ml thì mẹ chỉ cần viết ngày vắt sữa thôi.

Bước 6: Bảo quản sữa trong tủ lạnh

Bước cuối cùng là bảo quản sữa vào tủ lạnh. Chú ý sắp xếp các túi theo thứ tự thời gian để khi dùng thì mẹ sẽ lấy các túi cũ hơn để dùng trước.

Sữa mẹ vắt ra có thể bảo quản trong bao lâu?

Nhiệt độ bảo quản sữa mẹ sẽ quyết định đến hạn sử dụng của phần sữa đó:

  • Sữa mẹ ở nhiệt độ phòng (>29 độ C) để được 1 tiếng và 6 tiếng nếu nhiệt độ trên 26 độ C
  • Ngăn mát tủ lạnh sẽ bảo quản sữa trong tối đa là 48 giờ.
  • Ngăn đông của tủ lạnh mini (dạng tủ một cửa) giúp trữ sữa được trong 3 - 4 tháng.
  • Ngăn đông của tủ lạnh thường sẽ để được tối đa 3 tháng.
  • Tủ đông chuyên dụng dùng để trữ đông thức ăn giúp bảo quản sữa mẹ được 6 tháng.

Thao tác khi sử dụng sữa đã bảo quản trong túi trữ sữa

Lấy túi trữ sữa ra ngoài cho tan đá, để rã đông nhanh mẹ hãy đặt túi vào chậu chứa nước ấm hoặc dưới vòi nước ấm đang chảy.

Cho sữa vào máy hâm sữa và cho sữa vào bình sữa để bé có thể bú.

Một số lưu ý khi sử dụng túi trữ sữa 

Mẹ đã biết cách sử dụng túi trữ sữa an toàn. Để đảm bảo chất lượng sữa mẹ khi dùng sản phẩm này, mẹ hãy chú ý đến các vấn đề sau:

  • Đừng trữ sữa quá lâu, dùng sữa trong thời gian ngắn là tốt nhất để giữ được các chất dinh dưỡng bên trong.
  • Mỗi túi trữ sữa nên dùng để chứa lượng sữa vừa đủ cho một lần bú của con. Khi cho sữa vào túi cần chừa khoảng 2.5 cm ở phía trên túi để có chỗ cho chất lỏng giãn nở, tránh việc tràn sữa hoặc gây ra áp lực cao làm rách túi.
  • Không tái sử dụng sữa dư khi con bú chưa hết, không trộn sữa dư vào sữa mới. 
  • Ưu tiên dùng sữa cũ trước, sữa mới sau bằng cách ghi ngày tháng lên từng túi trữ sữa.
  • Không cho trẻ uống sữa trực tiếp từ miệng túi trữ sữa.
  • Không nên làm nóng sữa bằng cách đun sôi hoặc dùng lò vi sóng nhằm tránh làm mất dưỡng chất trong sữa mẹ.

Vậy là mẹ đã biết cách sử dụng túi trữ sữa và những lưu ý khi dùng sản phẩm này. Hãy nhớ dù có túi trữ sữa giúp bảo quản sữa mẹ tốt hơn nhưng mẹ cũng đừng trữ sữa quá lâu trong tủ lạnh để tránh làm hao hụt các chất dinh dưỡng bên trong nhé.

Nguồn tham khảo: Avakids

Xem thêm bài viết liên quan:

7 túi trữ sữa cảm ứng nhiệt an toàn cho bé, mẹ được khuyên dùng

7 máy tiệt trùng bình sữa được các mẹ bỉm tin dùng hiện nay

Túi trữ sữa có tái sử dụng được không?

Túi trữ sữa dùng được mấy lần