Bé không chịu bú sữa là nỗi lo lớn của các mẹ. Biết và giải quyết lý do để bé chịu bú là điều quan trọng nhất mẹ cần làm. 13 mẹo dưới đây sẽ giúp mẹ ít nhiều đấy.




Điều 1: Liệu bé có thật sự không chịu bú không?



Đôi lúc không phải như thế đâu mẹ ơi, chỉ là bé đang nhõng nhẽo nhặng xị và hơi khó cho bú thôi.


Mỗi bé đều có tính cách khác nhau. Có bé thì dễ ăn, có bé lại khó cho ăn. Hầu hết các bé sẽ bú đều cả hai bên bầu ngực nhưng vẫn có bé chỉ thích bú một bên thôi. Một số bé khác lại có thứ tự bú từng ngực nhất định.


Sau vài tháng đầu mới sinh thì nhiều bé trở nên dễ bú vô cùng. Mẹ sẽ phải ngạc nhiên về thời gian cho bú được rút ngắn đi rất nhiều, bé sẽ bú nhiều hơn và mẹ có thể thấy lo lắng liệu mình có đủ sữa không. Đừng lo, nếu mẹ thấy ngực mình vẫn bình thường thì chứng tỏ bé vẫn ăn tốt vì nếu không, có nghĩa mẹ đã bị tắc sữa và ngực sẽ thấy đau.



Điều 2: Ngực căng sữa



Đôi khi, mẹ có thể cảm thấy căng sữa khi bé bắt đầu ngủ giấc dài vào ban đêm. Việc này là bình thường thôi, ngực mẹ sẽ dần điều chỉnh lại theo thói quen bú của bé. Nhưng nếu mẹ thấy tức ngực cộng với việc bé liên tục không chịu bú thì nên xem xét lại. Có thể đi khám bác sĩ để giúp giảm cơn đau nhức ngực cho mẹ, đảm bảo nguồn sữa cung cấp và giảm nguy cơ bị chứng viêm vú khi cho con bú. Mẹ cũng có thể dùng cách vắt sữa ra ngoài cho bé bú dần.



Điều 3: Cho bé bú theo lượng sữa bé cần



Thời điểm tốt nhất cho bé bú là khi bé thật sự muốn bú và cho mẹ thấy những dấu hiệu “đòi ăn”. Nếu mẹ cứ cho bé bú theo một thời gian nhất định tự tạo, có thể bé sẽ không thật sự thấy đói. Điều này khiến bé quấy khóc khó bú.


Đôi khi có nhiều bé ban ngày rất khó bú nhưng lại bú rất nhiều vào ban đêm. Đó là khi bé đã tiêu thụ hết “năng lượng” trong ngày dài và đêm đến là lúc cần phải nạp thêm.



Cho bé bú khi bé đói sẽ đảm bảo được bé bú đủ lượng sữa mình cần. Mọi thứ đều ổn miễn là sau bú bé luôn cho mẹ thấy rằng bé đã no.



Điều 4: Hãy thực hiện phương pháp da tiếp da





Việc tạo cho bé cảm giác bú mẹ được thoải mái là khá quan trọng, giúp mẹ kết nối với bé nhiều hơn. Điều này không hề dễ làm đối với những mẹ có bé không chịu bú, cho bú giống như một “trận chiến” vậy. Hãy dành nhiều thời gian để ôm bé theo kiểu da tiếp da sẽ giúp cải thiện tình hình, giúp bé hiểu được bầu ngực mẹ là nơi nuôi dưỡng bé tốt nhất.



Điều 5: Mẹ nên đảm bảo sữa chảy đều



Ở một số mẹ, lượng sữa sẽ có rất nhiều trong những tuần đầu sau sinh nhưng sau đó sẽ dần giảm bớt. Vì vậy, khi bé đã quen với chuyện có được sữa mẹ mà không cần hút nhiều ở lúc đầu sẽ thấy khó chịu và bé không chịu bú nữa khi sữa mẹ ít đi.



Nếu bé chỉ bú trong vài phút rồi ngưng, hãy cho bé bú lại nhưng đổi bên hoặc ép ngực để sữa chảy thêm (cần chú ý để ngực không tuột khỏi miệng bé). Mẹ cũng hãy xoa xung quanh vùng ngực để giúp các ống dẫn sữa hoạt động tốt hơn.



Điều 6: Bé có thể đang lo ra



Trong giai đoạn 3-6 tháng tuổi, bé sẽ khó cho ăn hơn nếu có nhiều thứ thu hút ở xung quanh. Mẹ có thể cho bé bú trong phòng kín, yên tĩnh để tránh điều này hoặc cho bú trong lúc bé ngủ hay vừa thức dậy. Một số bé dễ phân tâm khi cho bú vào ban ngày hơn ban đêm lúc cả mẹ và bé chuẩn bị lên giường, vì vậy mẹ có thể tranh thủ cho bé bú vào giờ này.



Điều 7: Khó bú mẹ do bé đã quen bú bình?





Bú bình sẽ khác rất nhiều so với bú mẹ. Khi bú bình, bé sẽ có sữa ngay lập tức mà không gặp các vấn đề như tắc sữa hay sữa chảy chậm như bú mẹ. Vậy nên với bé nào đã từng bú bình trước đó ban đầu sẽ không dễ chuyển qua bú mẹ.


Phương pháp da kề da sẽ giúp giải quyết chuyện này nhanh hơn. Một số bé đôi khi đã quen với cách cầm bình bú nên mẹ có thể cho bú theo tư thế giống như bé đang cầm bình. Khi bé bắt đầu mút, mẹ hãy ép ngực để tiết ra lượng sữa đều đặn.



Điều 8: Thử các tư thế cho bú khác nhau



Một số bé sẽ bú tốt hơn khi mẹ thay đổi tư thế như cho bú nằm hoặc ẵm trên tay. Ví dụ bé bé bị đau một bên tay sau chích ngừa thì đổi hướng bú sẽ giúp bé không bị ảnh hưởng.



Điều 9: Do thời tiết



Trời quá nóng cũng có thể làm bé khó bú. Nên tìm chỗ mát mẻ khi cho bé ăn hay cho bé bú nằm vì khi nằm, mẹ và bé sẽ không đụng chạm cơ thể nhiều nhờ vậy nên bé sẽ không bị nóng.



Điều 10: Mẹ cho bé ăn ngoài quá nhiều



Bé nên được bú mẹ hoàn toàn trong suốt 6 tháng đầu, và cho tới khi 12 tháng, sữa mẹ vẫn nên là nguồn dinh dưỡng chính của bé.



Việc cho bé ăn thêm nhiều đồ ăn ngoài sẽ khiến bé không thèm bú mẹ nhiều nữa. Nếu nhà nào như vậy thì mẹ hãy giảm bớt đồ ăn ngoài của bé lại nhé.



Điều 11: Do bé thấy mệt hay dị ứng





Khi bé bị mệt hay dị ứng cũng sẽ không chịu bú mẹ. Ôm bé vào lòng da kề da hay bế ra ngoài sẽ giúp bé thấy tốt hơn, khi đó bé sẽ bú lại thôi.



Điều 12: Đau răng



Đau răng cũng là vấn đề làm bé không chịu bú. Bé sẽ bị trước mọc răng vài ngày hay vài tuần. Có thể gặp bác sĩ để giúp bé bớt đau và ăn ngon hơn.



Điều 13: Do cơ địa của mẹ



Một số bé sẽ không chịu bú khi mẹ đang trong thời gian kinh nguyệt hay rụng trứng. Việc thay đổi nội tiết tố trong những ngày này có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ, sữa có thể trở nên lạt hay mặn hơn.



Sự thay đổi tiết tố trong thai kì cũng gây ra vấn đề tương tự. Có bé sẽ tự cai sữa trong trường hợp này. Một số mẹ lại cai sữa cho bé đầu luôn trong khi mang thai bé kế tiếp.



Đôi khi mẹ sẽ chẳng tìm ra nguyên nhân bé bỏ bú đâu. Một vài điều liệt kê trên đây chỉ giúp mẹ phần nào hiểu rõ hơn chuyện bỏ bú của bé. Nếu vẫn còn lo lắng, mẹ có thể hỏi thăm bác sĩ để xem bé có đang yếu người gì không.