hình ảnh

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiêu chảy là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tử vong ở trẻ em tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng biết chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách. Hôm nay hãy cùng HTM Clinic tìm hiểu những cách chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy nhé!

1. NGUYÊN NHÂN TIÊU CHẢY Ở TRẺ

Đối với trẻ sơ sinh:

  • Bé cầm nắm, cho vào miệng đồ chơi không được vệ sinh sạch sẽ.
  • Bé bị bệnh phải sử dụng kháng sinh hoặc mẹ sử dụng kháng sinh và cho bé bú.
  • Ba mẹ thay đổi sữa hoặc chế độ ăn dặm của trẻ; hoặc chế độ ăn của mẹ thay đổi khiến bé bụ mẹ bị tiêu chảy.

Đối với trẻ nhỏ:

  • Bé ăn phải đồ không tốt, đồ bị hỏng, ôi thiu dẫn tới ngộ độc thực phẩm
  • Trẻ bị dị ứng protein có trong thực phẩm, ví dụ như sữa bò, thịt, cá.

2. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ TIÊU CHẢY

  • Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày (thường từ 3-5 lần trở lên), phân lỏng, nhiều nước, có mùi hôi tanh và lẫn chất nhầy.
  • Trẻ nôn trớ, ói mửa.
  • Trẻ chán ăn, ăn ít thậm chí bỏ ăn, chỉ muốn uống nhiều nước.
  • Khi trẻ có những biểu hiện trở nặng như: sốt cao, đi ngoài ra máu, co giật, tiêu chảy kéo dài không thể bù nước; ba mẹ nên cho trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

3. CÁCH CHĂM SÓC KHI TRẺ BỊ TIÊU CHẢY

  • Uống nhiều nước: Bị tiêu chảy gây ra tình trạng mất nước, mất điện giải, vì vậy vì vậy cha mẹ cần bổ sung nước cho bé sau mỗi lần đi tiêu lỏng. Nước lọc, nước dừa hay oresol là những lựa chọn tốt nhất. Trường hợp trẻ còn bú mẹ thì sữa mẹ là nguồn cung cấp nước và điện giải tốt nhất.
  • Không bỏ bữa: Mặc dù bị tiêu chảy sẽ khiến bé khó chịu, đau bụng nhưng cha mẹ vẫn phải đảm bảo đủ lượng thức ăn mỗi ngày cho con, không nên để con đói hay bỏ bữa.
  • Bổ sung kẽm và vitamin: Hệ tiêu hóa rối loạn khiến cơ thể trẻ thiếu chất và mệt mỏi, vì vậy bổ sung kẽm và các loại vitamin sẽ giúp cơ thể trẻ tăng đề kháng và mau khỏe hơn.
  • Không sử dụng sữa và thức ăn nhiều chất xơ: Sữa chứa nhiều vi chất, sẽ dễ khiến trẻ bị tiêu chảy kéo dài, vì vậy không nên dùng sữa thay cho các bữa ăn. Ngoài ra, thức ăn có chất xơ cũng không được khuyến khích với trẻ bị tiêu chảy.
  • Ngoài những lưu ý trên, cha mẹ cũng cần cho trẻ nghỉ ngơi và ăn những đồ ăn mềm, dễ tiêu như súp hoặc cháo, tránh cho trẻ vận động mạnh dễ khiến trẻ bị kiệt sức.

Tiêu chảy ở trẻ là một bệnh thường gặp, nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nếu ba mẹ nhận thấy trẻ có những biểu hiện nghi bị tiêu chảy, hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.