Trẻ qua giai đoạn dậy thì có tăng chiều cao được không? Có nhiều ý kiến cho rằng, chiều cao sẽ không còn phát triển nữa khi đã qua tuổi dậy thì. Nhưng trên thực tế, chiều cao của mỗi người vẫn có thể được cải thiện ngay cả khi đã bước qua tuổi dậy thì. Bởi chiều cao được quyết định vào các hormone tăng trưởng, cùng với di truyền, chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể thao cũng đóng vai trò rất quan trọng.

1. Trẻ cần chú ý chế độ tập luyện và ăn uống

Để giúp trẻ tăng chiều cao hiệu quả khi đã qua giai đoạn dậy thì, mẹ cần đặc biệt cho trẻ chú ý đến chế độ luyện tập thường xuyên và dinh dưỡng cung cấp cho trẻ đầy đủ.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý: với đầy đủ dưỡng chất thiết yếu sẽ giúp cải thiện chiều cao nhanh chóng. Bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày những thực phẩn chứa nhiều các chất như: canxi, magie có nhiều trong tôm, cua, cá. Bên cạnh đó, uống sữa mỗi ngày sẽ giúp bổ sung lượng canxi bị thiếu hụt và giúp cho hệ xương chắc khoẻ, dẻo dai.

hình ảnh

Trẻ cần ngủ đủ và sâu giấc: thời gian ngủ lý tưởng là trước 22 giờ đêm và trong khoảng 8 – 10 giờ đồng hồ mỗi đêm là hợp lý nhất. Bởi đây là khoảng thời gian mà các hormone sản sinh ra mạnh mẽ nhất, giúp cho hệ xương phát triển và giúp tăng chiều cao cho trẻ hiệu quả.

hình ảnh

Tắm nắng: nguồn vitamin D có trong ánh sáng mặt trời rất dồi dào và an toàn. Tắm nắng thường xuyên sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, nhất là đối với sự tăng trưởng chiều cao của cơ thể.


Luyện tập thể thao: xây dựng chế độ luyện tập thường xuyên với những môn thể thao hợp lý. Có thể kể đến một số môn như: đạp xe, bơi lội, đu xà,… giúp kéo dãn các cơ xương khớp và cải thiện chiều cao đáng kể.

2. Cần chú ý các biểu hiện làm hạn chế phát triển chiều cao để kịp thời khắc phục

Thính giác kém: là biểu hiện cơ thể đang thiếu magie, làm hạn chế sự tăng trưởng chiều cao.

Đau nhức xương khớp: Cho thấy xương đang có vấn đề, nhất là thiếu canxi một cách trầm trọng. Cần bổ sung canxi ngay để cải thiện tình trạng này.

Mất ngủ: là yếu tố không nhỏ ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của mỗi người. Đồng thời, cũng là biểu hiện cho thấy cơ thể đang thiếu vitamin D, tác động tiêu cực tới quá trình sản sinh ra hormone tăng trưởng.


Yếu cơ, hay bị chuột rút: nếu gặp phải tình trạng này, là bạn đang thiếu vitamin D, canxi và vitamin K2 những thành phần quan trọng góp phần vào việc sản sinh hormone.