Mình có cháu hiện đang học lớp 3 và có một vấn đề nan giải là cháu rất hay nói dối. Có những vấn đề rất nhỏ nhặt cháu cũng nói dối. Như việc để rác bừa bãi, nếu hỏi cháu là cháu chối phăng. Trừ khi bắt tận tay thì cháu mới nhận. Và sau một thời gian dài để cả nhà cùng thực hiện giờ cháu mình đã cải thiện được rất nhiều. Nhiều hình phạt đã đưa ra: mẹ bé bắt bé quỳ hay cho ăn đòn. Nhưng đều không có tác dụng. Và sau đó cả gia đình mình đã cùng ngồi nói chuyện và đi đến một thống nhất. Một vài kinh nghiệm trong gia đình mình, mình chia sẻ cùng cả nhà.


Mình thấy những điều nhỏ nhặt mà nói dối thì mọi người sẽ hiểu “ điều này thật nhỏ nhặt, nói dối cũng không ảnh hưởng gì, không làm hại tới ai” và cháu mình cũng có quan điểm như vậy, “ cháu vứt rác ở đó, nhưng nói dối thì cũng có làm sao, không ảnh hưởng gì cả”. Vậy phải làm sao?


Đầu tiên phải làm gương cho con trẻ. Đừng nói dối trước mặt con trẻ .Trẻ con học nhiều nhất chính là qua sự quan sát và bắt chước người lớn trong gia đình chứ không phải là qua đâu cả. Nếu như bố mẹ có việc phải đi vào ngày nghỉ, hãy nói với con là bố mẹ đi có việc và sẽ về vào lúc này, chứ nếu nói theo kiểu dỗ dành trẻ “ Bố mẹ đi một lát rồi về ngay , con ở nhà ngoan nhé”. Và tới muộn bố mẹ mới về. Và nếu có việc gì mà bố mẹ đã hứa với con mà vì một lý do nào đó chưa thực hiện được thì bố mẹ cũng nên nói cho con hiểu tại sao bố mẹ lại lỡ lời hứa và sẽ thực hiện lời hứa vào thời gian tới như thế nào.


Và tuyệt đối không dùng đòn roi với con trẻ: khi phát hiện con nói dối cha mẹ không nên vội đánh con. Việc dùng bạo lực, đòn roi sẽ không mang tới tác dụng tích cực và ngược lại chỉ là làm con trẻ đầu tiên là lo sợ, tiếp đó là chai lì và sẽ tiếp tục tìm cách nói dối. Cha mẹ cần nói chuyện nhẹ nhàng với con, để con có thể sẵn long chia sẻ cùng bố mẹ


Tiếp đó cha mẹ cần tạo cơ hội để con sửa chữa lỗi lầm của mình: Tạo cho con một cơ hội sửa chữa để con cảm thấy mình đang được tin tưởng và khong bao giờ tái phạm vì nếu con tái phạm, con sẽ sợ phụ lại lòng tin của bố mẹ.


Không nói xấu con: Có một thực trạng chung là cha mẹ thường rất hay kể những thói xấu của con khi gặp người thân quen, Đừng mong muốn rằng làm cách đó mà con trẻ sẽ thấy xấu hổi mà bỏ thói quen nói dối. Việc này sẽ làm con trẻ thấy không dduwwojc tôn trọng, mất tự tin và chỉ càng nói dối để quanh quẩn thêm trong vòng luẩn quẩn đó thôi.


Hướng dẫn con về sự thành thật: cha mẹ hãy giảng giải cho con trẻ về sự cao quý và tầm quan trọng của việc thành thật. Hãy cùng con chia sẻ cảm giác của mình khi phát hiện việc nói dối như thế nào . “ Nếu con biết mẹ nói dối con, con sẽ cảm thấy như thế nào?”. Những câu chuyện nhỏ, thực tế hàng ngày sẽ giúp con trẻ không nên nói dối mà hãy thành thật để được bạn bè yêu quý và tôn trọng nhiều hơn.