Cách đây không lâu mình có đọc topic "Tâm sự từ một người mẹ" của thiênlymatnau. Topic đã làm cho mình rất xúc động và tăng thêm nghị lực vì mình cũng là một người mẹ có đứa con không may mắn. Mình đang có trong tay cuốn sách "Con gái ơi, hãy tiến về phía trước" của một bà mẹ có con bị HC Down nhưng đã nuôi dạy con vào đại học. Chị ấy còn có một trang web : http://WWW.mct.ne.jp/users/ayaiwamo7/ Các bạn thử vào xem nhé Mình sẽ dịch cuốn sách này tặng thienlymatnau và tất cả những bà mẹ có những đứa con không may mắn. Chúng ta hãy tiếp sức cho nhau để có thêm nghị lực nuôi dạy con các bạn nhé.


Chương I : Một sinh mệnh ra đời .


Aya chào đời.


Ngày 4/4/1974 con gái chúng tôi chào đời tại bệnh viện Đại học. Sau khi sinh Aya, tâm trạng của hai vợ chồng tôi như thế nào khi biết sự thật về bệnh tình của con, làm thế nào tìm ra phương pháp dạy con và Aya làm thế nào để truyền đến cho chúng tôi tín hiệu muốn tự lập của bé . . . Tôi sẽ lần lượt thuật lại tỉ mỉ.


Sinh ra một đứa con không bình thường, những người làm cha mẹ có trải qua điều này mới cảm nhận được sâu sắc nỗi đau đớn, tuyệt vọng, lòng oán trách bản thân. Tất cả những cảm xúc lẫn lộn này tôi đã từng trải qua . Đã từng có một khoảng thời gian tôi rơi vào trong “bóng đêm” tuyệt vọng, không có cách nào giải thoát được. Mặc dù tôi nhận thức được rằng nếu mình không thoát được ra khỏi “bóng đêm” thì sự đáng thương của con gái tôi sẽ tăng lên rất nhiều.


Trải qua giai đọan này, chúng tôi nghĩ trên thế giới này có biết bao nhiêu đứa trẻ khác nhau , có đứa cao, có đứa thấp,có đứa trẻ mũi cao thì cũng có đứa trẻ mũi tẹt, do đó chúng tôi nghĩ phải đặt Aya vào một trong số những đứa trẻ kể trên và dạy Aya như một đứa trẻ bình thường.


Trước khi sinh Aya, chúng tôi suy nghĩ nhiều về cách dạy con, Aya sinh ra chúng tôi sẽ cho con nghe những bản nhạc hay, cho con được xem những bức tranh đẹp,và sẽ đọc cho con nghe nhiều truyện cổ tích hấp dẫn nhưng dù thế nào cũng phải dạy con trở thành một người trung thực, thẳng thắn, điều này chúng tôi vẫn duy trì đến nay. Tuy vậy khi chúng tôi quyết định không từ bỏ lý tưởng, quyết tâm nuôi dạy Aya như một đứa trẻ bình thường thì chúng tôi cũng phải mất một khoảng thời gian tương đối dài.


Khi Aya được hơn 6 tháng, mỗi ngày tôi đều cho Aya nghe những bản nhạc đồng dao vui vẻ của trẻ con, mỗi đĩa hát đều có một quyển bài hát đính kèm, khi Aya nghe hát đồng thời xem chữ viết và những hình ảnh ngộ nghĩnh trong đĩa hát, AYA rất hứng thú. Sau này cuốn sách được AYA giữ chặt không dời tay cho đến khi nó bị rách, hơn nữa bé đã tự mình học cách nhớ mặt chữ trong cuốn sách đó.


Lại nói đến đặc điểm chung của những đứa trẻ mắc bệnh này, đó là chúng rất thích âm nhạc. AYA cũng rất thích âm nhạc, nhưng điều đau khổ nhất, khó khăn nhất đối với những đứa trẻ này là năng lực học nói và học chữ kém.


Đến giai đoạn đi nhà trẻ, chúng tôi đã đọc một số chuyện thiếu nhi tương đối dài một chút, giống như “nàng Bạch Tuyết” “Cô bé quàng khăn đỏ” để AYA thu thập thêm vốn từ chưa được học qua. Chúng tôi cũng ghi băng và để cho Aya nghe đi nghe lại băng, khuyến khích bé sửa lại những chỗ bé đọc sai.


Mặt khác trước khi AYA được một tuổi , bác hàng xóm thích đọc sách đã tặng AYA một bộ sách của DickBruna và tôi cũng mua tặng con những thứ đồ chơi phát ra âm thanh vui tai, tất cả những món quà đó AYA rất thích. Điều khiến tôi lo lắng nhất là năng lực ngôn ngữ của con, khi con chú ý đọc những cuốn sách này cũng là cơ hội mở mang trí óc.


Cũng trong thời gian này, qua một sự việc ngẫu nhiên khiến tôi bắt đầu cho rằng có thể trí nhớ của AYA cũng giống như những đứa trẻ bình thường. Tôi còn TV hồi đó hay phát một đoạn quảng cáo, một cái trống lớn đặt trong cửa hàng người ta hay gõ trống vào một mặt có dòng chữ “shichangshou” để quảng cáo. Có một lần tôi dẫn AYA ra phố dạo chơi, khi AYA nhìn thấy trên cột điện có treo tấm bảng đề 2 chữ “shicang”, miệng AYA bắt đầu phát ra âm thanh “tùng tùng”, biểu diễn động tác đánh trống. Mỗi lần nhìn thấy tấm biển đó AYA đều lặp lại động tác này, khi tôi phát hiện ra điều đó, nước mắt dàn dụa chảy trên mặt tôi, tôi ôm chặt con vào lòng và nói “Mẹ hiểu rồi, mẹ hiểu rồi, hiểu ý con rồi” .Lúc đó AYA còn chưa biết nói, chỉ mới phát ra âm thanh. Đối với cha mẹ có con bình thường sẽ không cảm nhận được điều này, còn tôi không có lời nói nào diễn đạt được sự xúc động của mình lúc đó. Tôi nghĩ Aya đã truyền cho tôi bức thông điệp “mặc dù con mắc chứng Down, nhưng trí nhớ của con vẫn tốt” .Và bất cứ sự gợi mở trí nhớ nào như vậy đều vô cùng quan trọng.


Con tôi nhất định hiểu biết, con nhất định sẽ hiểu . . . Từ đó tôi cũng phát hiện ra bản thân mình không còn chìm đắm trong nỗi đau khổ, tôi phải sống phải dành thật nhiều tình cảm để quan tâm yêu thương Aya.