Nguyên tắc 1: Dạy mà không dạy, không dạy mà dạy

Nguyên tắc này là phương pháp giáo viên khéo léo đưa vào giờ học của mình sự giải trí, cho các con cảm nhận được việc học tiếng anh thật dễ dàng, vui vẻ. Chỉ khi mà các con thấy vui vẻ thì việc học mới mang lại hiệu quả cao. Nguyên tắc này hầu hết giáo viên không dạy theo một giáo trình nào cả mà bài học sẽ được xen kẽ trong quá trình học một cách tự nhiên. Sự tự nhiên là điều cần thiết để trẻ học hỏi, không ngoại trừ việc học tiếng anh.

Nguyên tắc 2: Thực hành nhiều hơn lý thuyết

Đặt mình vào vị trí của trẻ, liệu bạn có mong muốn một giờ học toàn là những lý thuyết, những cách học rập khuôn đọc chép không? Chắc chắn là không rồi. Trẻ em cũng vậy, chúng cần được học hỏi hiệu quả từ những bài thực hành, những hành động thực tế bởi bản chất trong trẻ lúc này là sự tò mò, tìm tòi, bắt chước cực kỳ giỏi. Không phải tự nhiên độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi được coi là độ tuổi vàng để con học ngôn ngữ.

Nguyên tắc 3: Hạn chế tối đa học giáo trình

Thật vậy, khi trẻ bị học rập khuôn vào một giáo trình mẫu thì vô hình chung sẽ hạn chế đi năng lực sáng tạo trong trẻ. Do đó tăng cường học cụ là điều cần thiết. Những bài hát, trò chơi, những bài kịch sẽ vừa tạo sự thoải mái vui tươi cho trẻ, vừa kích thích khả năng sáng tạo học hỏi, nhất là đối với ngôn ngữ học mà cụ thể ở đây là tiếng anh.

Nguyên tắc 4: Phương pháp học cho trẻ chủ động nói nhiều hơn nghe và đọc

Đối với trẻ, kỹ năng nói, nhại lại và bắt chước dễ học, dễ tiếp cận nhất trong ngôn ngữ học. Và khi trẻ nói được, con sẽ tự tin hơn rất nhiều và chủ động sử dụng tiếng anh nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày. Đối với thể hệ trước đây thì có lẽ vấn đề nói lại là một điểm yếu khi học tiếng anh.

Ngoài ra khi con nói nhiều hơn sẽ tạo cho con những thói quen sử dụng tiếng anh, giúp cho quy tắc phát âm tiếng anh trong trẻ được hình thành chuẩn hơn, tự nhiên hơn.

Nguyên tắc 5: Cho trẻ được bắt chước nhiều hơn việc học ngữ pháp

Khả năng bắt chước ở trẻ là thứ không thể thiếu khi con học tiếng anh. Thay vì dạy trẻ ngữ pháp thì hãy cho trẻ phát triển kỹ năng nghe và phát âm tự nhiên thông qua việc bắt chước người lớn đọc. Điều này đi ngược với quan niệm học tiếng anh thế hệ trước nhưng là cách đi nhanh hơn, đúng đắn hơn trong thời đại ngày nay.

Nguyên tắc 6: Đánh giá việc học bằng cảm xúc của bé thay vì điểm số

Hãy hỏi con hôm nay bài học có vui không, có thú vị không thay vì đánh giá buổi học qua điểm số. Kể cả ba mẹ cũng không nên áp lực quá lớn về điểm số của con. Từ đó hình thành cho trẻ những áp lực phải đạt điểm cao bằng mọi cách, mất đi sự thoải mái vốn có, mà tiếng anh thì cần một thói quen cả quá trình cùng với sự tự nhiên trong tiếng anh giao tiếp hàng ngày.

Tuy vậy thì điểm số cũng cần có vì đôi khi nó là cách động viên cho trẻ nhưng nếu động viên thì cũng còn khá nhiều cách khác hiệu quả hơn. Do đó khi trẻ học tiếng anh hãy để tâm đến cảm xúc của con, bởi cảm xúc có tốt, tinh thần có thoải mái thì con học mới có sự tiến bộ.

Mọi người nghĩ nên cho con học tiếng Anh bám sát theo chương trình sách giao khoa hay ưu tiên cho con học 4 kỹ năng nghe nói đọc viết để con áp dụng trong cuộc sống hơn nhỉ!

Cùng bình luận ở dưới nhé!!!