3 loại rau nhiều sắt ngang ngửa thịt bò này chính là thuốc bổ tim tự nhiên, "siêu thực phẩm" ngừa bệnh K, hạ đường huyết hiệu quả... bán đầy ở chợ Việt Nam.

Cơ thể chúng ta rất cần sắt và canxi để duy trì hoạt động hàng ngày. Trong khi sắt đảm nhận vai trò tạo máu, thiếu sắt thì sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu. Bên cạnh đó, nó cũng giúp duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, chống lại bệnh tật, hỗ trợ tăng trưởng và hoạt động của tế bào.

Mình đọc báo thấy có nhắc đến 3 loại rau rất giàu sắt mà giá thành rẻ bèo, dễ tìm thấy ngoài chợ như là:

ĐẦU TIÊN LÀ RAU MỒNG TƠI:

Mệnh danh là "rau vua", rau mồng tơi được yêu thích bởi những tác dụng tuyệt vời mà nó mang lại cho sức khỏe. Rau mồng tơi có thể giúp tăng cường sinh lý nam giới, chữa mộng tinh, thanh nhiệt, giải độc, trị táo bón, làm đẹp da, trị đau nhức xương khớp.

hình ảnh

Riêng về khoảng giàu sắt, rau mồng tơi là một trong các loại rau có chứa khá nhiều, chiếm tới 15% mức khuyến nghị mỗi ngày, từ đó khắc phục tình trạng thiếu máu ở người.

Tiếp đến, hàm lượng canxi cao trong mồng tơi giúp xương và răng chắc khỏe, cải thiện cơ bắp, hệ thần kinh và các hormone trong cơ thể. Điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ loãng xương. Hầu hết những người trưởng thành cần bổ sung khoảng 1.000-1.200 mg canxi mỗi ngày, trong khi đó mồng tơi có thể cung cấp 55 mg canxi trong một khẩu phần nhỏ.

Với phái đẹp đang muốn giảm cân thì nên biết rằng, chất nhầy của rau mồng tơi tác dụng hấp thu cholesterol, cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều bị giữ lại trong ruột. Vì cholesterol bị khóa hoạt tính nên chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột, cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Do đó, ăn rau mồng tơi giúp thải chất béo, tốt cho người có mỡ và đường trong máu cao.

Lưu ý một chỗ là rau mồng tơi rất tốt nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Cụ thể là:

Những người hấp thu kém không nên ăn rau mồng tơi bởi mồng tơi chứa hàm lượng cao axít oxalic (một loại chất hóa học liên kết với sắt và canxi) khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng.

Những người mới lấy cao răng không nên ăn mồng tơi trong 1-2 tuần bởi rau mồng tơi dễ tạo mảng ố bám trên răng do axit oxalic trong rau mồng tơi không hòa tan trong nước

Người bị sỏi thận không nên ăn rau mồng tơi bởi rau mồng tơi chứa nhiều purin. Hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axit oxalic trong rau mồng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.

Người đau dạ dày không nên ăn nhiều rau mồng tơi bởi hàm lượng chất xơ lớn trong rau mồng tơi có thể khiến dạ dày khó chịu khi ăn nhiều.

TIẾP ĐẾN LÀ RAU CẢI THẢO:

Mình nhớ có một vị bác sĩ Trung y từng ca ngợi: "Một trăm loại rau không bằng cải thảo", thì cả nhà cũng hiểu được tác dụng đáng kinh ngạc của loại rau này đối với sức khỏe của con người rồi. Cụ thể:

- Trong 100 gam cải thảo có chứa khoảng 1,1 gam protein, 0,2 gam chất béo và 12,4 gam carbohydrate. Tuy nhiên, hàm lượng 3 chất dinh dưỡng này trong cải thảo rất nhỏ, và cơ thể con người chủ yếu dựa vào lượng hấp thụ từ các loại thực phẩm khác.

- Trong 100g cải thảo có chứa 40-80mg canxi và khoảng 35mg phốt pho. Canxi và phốt pho là thành phần chính của xương và răng, có thể duy trì chức năng bình thường của thần kinh con người và sự cân bằng axit-bazơ trong cơ thể. Canxi có thể giúp máu đông. Thiếu canxi có thể gây ra sự phát triển bất thường của xương, gây loãng xương và chuột rút cơ.

hình ảnh

- Mỗi 100 gam cải thảo chứa khoảng 0,6 miligam sắt. Sắt là nguyên liệu để tạo máu, nó có thể giúp vận chuyển oxy trong cơ thể. Thiếu sắt dễ bị mệt mỏi, thậm chí là thiếu máu.

- Hàm lượng axit ascorbic (vitamin C) trong cải thảo tương đối cao, với hàm lượng lên tới hơn 20 mg trên 100 gam. Nó là một chất có tính khử mạnh làm tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và duy trì các chức năng bình thường của răng, xương, mạch máu và cơ.

Tương tự như rau mồng tơi, cải thảo rất tốt nhưng cũng có hạn chế với một số đối tượng là:

Người có bệnh liên quan đến thận: Cải thảo không phải món rau lý tưởng cho người đang chạy thận nhân tạo hay bị suy thận nặng. Ăn cải thảo có thể khiến tình trạng bệnh trở nặng và diễn biến phức tạp hơn.

Người đang mang thai: Phụ nữ mang thai hay bị chứng trào ngược, khó tiêu, dị ứng không nên ăn cải thảo. Nếu ăn quá nhiều thì sẽ gây khó tiêu, dị ứng, trào ngược thường xuyên và nặng hơn, gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Người bị viêm đường tiêu hóa: Để tránh kích thích vùng viêm loét, người bị viêm đường tiêu hóa không nên ăn cải thảo sống như salad cải thảo, kim chi cải thảo… Bạn có thể ăn các món được làm từ cải thảo đã nấu chín nhưng không nên ăn quá nhiều cùng một lúc, nếu thấy có biểu hiện bất thường thì ngừng ăn ngay lập tức.

CUỐI CÙNG LÀ MĂNG TÂY:

Được mệnh danh là "rau hoàng đế", măng tây là một loại rau đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, vừa giúp ngăn ngừa K vừa tăng cường sinh lý. Cụ thể, măng tây là loại rau đứng hàng đầu về thành phần axit folic và sắt, có công dụng bổ máu hiệu quả. Do đó, đây là thực phẩm tốt cho mẹ bầu và thai nhi, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.

hình ảnh

Kali trong măng tây giúp hạ huyết áp, loại bỏ natri dư thừa, có lợi cho hệ tim mạch của bạn bằng cách giảm căng thẳng ở thành mạch máu, từ đó ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ.

Bên cạnh đó, măng tây còn giúp hỗ trợ giảm cân và chống lão hóa. Cụ thể, măng tây là một lựa chọn tốt nếu bạn đang cố gắng giảm cân. Bởi loại rau không chỉ chứa ít chất béo và calo và giàu chất xơ, giúp bạn no lâu và từ đó hạn chế lượng calo nạp vào. Chất xơ trong loại rau này cũng có thể làm giảm táo bón và giúp giảm cholesterol.

Chất chống oxy hóa trong măng tây có thể chống lại tổn thương do các gốc tự do gây ra, ngăn ngừa lão hóa, viêm nhiễm và ung thư. Vitamin C trong măng tây giúp tăng sinh collagen, giảm nguy cơ hình thành nếp nhăn trên da.

Về những người sau không nên ăn măng tây:

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú: Măng tây không an toàn khi sử dụng kết hợp với các loại thuốc trong quá trình mang thai và cho con bú.

Người bệnh gút: Để có thể hạ axit uric, bệnh nhân thường phải hạn chế đưa purin vào cơ thể. Tuy nhiên, măng tây lại là thực phẩm chứa lượng purin khá cao (trên 150mg/100g thực phẩm) vì vậy để tránh tình trạng bệnh gút trở nên trầm trọng hơn hoặc gây đau khớp nghiêm trọng thì bệnh nhân không nên sử dụng.