Lý do số 1 – Phong cách học tập không phù hợp


Mỗi trẻ là một cá thể khác nhau nên phong cách học tập khác nhau: một số học tốt nhất bằng cách nhìn, một số bằng cách nghe và một số khác bằng cách làm. Nếu giáo viên của trẻ nhấn mạnh một phong cách học tập không phù hợp với cách học của trẻ, điều này có thể khiến trẻ thiếu tập trung và hiểu biết. Ví dụ, nếu trẻ là người học bằng hình ảnh và trẻ đang đọc một cuốn sách rất nhàm chán không có hình ảnh, có thể trẻ cần kích thích thị giác nhiều hơn để thu hút sự chú ý. Hoặc có thể trẻ là một người học bằng thính giác và ngôi nhà của trẻ đang ở có nhiều âm thanh tiếng ồn và chúng không thể tập trung.


 Lý do thứ 2 – Trẻ không được thử thách một cách thích hợp


Không chú ý cũng có thể là kết quả của cảm giác bị thiếu hoặc bị thử thách quá mức. Nếu cha mẹ liên tục nhận được các cuộc gọi hoặc ghi chú từ trường gửi về nhà cho thấy trẻ thiếu chú ý, có lẽ nguồn gốc của hành vi của trẻ là do thiếu sự kích thích trong môi trường học. Những đứa trẻ không bị thử thách thích hợp bởi bài vở ở trường có thể nhanh chóng trở nên chán nản. Trẻ có thể bắt đầu mất hứng thú với các bài học, ngừng chú ý hoàn toàn, không thích học và bị điểm kém.


Lý do thứ 3 : Trẻ bị mất tập trung do sử dụng các thiết bị công nghệ

Nhiều bố mẹ hay để bé sử dụng các thiết bị công nghệ mà không giới hạn thời gian dùng. Các bậc phụ huynh không biết rằng ánh sáng xanh phát ra từ tivi, máy tính…có thể phá vỡ nhịp sinh học, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ đồng thời làm giảm khả năng phát triển của não bộ. Từ đó khiến trẻ tiếp nhận thông tin thụ động và dễ bị xao nhãng.


Lý do thứ 4 – Vấn đề từ gia đình:


Những căng thẳng từ gia đình có thể khiến trẻ chìm vào những suy nghĩ của riêng bản thân mình. Cha mẹ nên hạn chế tối đa những tranh cãi trước mặt con trẻ. Bên cạnh đó, những căng thẳng vì bất kỳ lý do nào đó cũng khiến trẻ thiếu tập trung vào nhiều việc, ảnh hưởng nặng nề đến lối suy nghỉ của con cụ thể ở đây là việc học.

hình ảnh
* Fanpage: KOME SHOP - Hàng Chính Hãng Giá Tốt


* Group: HÀNG GIA DỤNG CHÍNH HÃNG