Từ xa xưa quan điểm: “Thương cho roi cho vọt” có thể đã hằn sâu trong ký ức của nhiều Bố Mẹ. Vậy nên, việc nuôi dạy con trẻ mà không trừng phạt hay sử dụng hình phạt nào có lẽ là một điều khó khăn và khiến nhiều người ngạc nhiên.


Hầu hết chúng ta thường nghĩ rằng hình phạt là một phần rất bình thường trong việc nuôi dạy con cái, và đây là cách duy nhất để kỷ luật trẻ, để trẻ biết rằng điều gì nên và không nên. Dù Bố Mẹ luôn muốn mình trở thanh một mẫu phụ huynh dịu dàng, nhưng đôi khi lại sợ con không không chịu lắng nghe nếu như bạn không phải là một phụ huynh nghiêm khắc.


💥 ĐỪNG NHẦM LẪN GIỮA KỶ LUẬT VÀ TRỪNG PHẠT


Ví dụ:


✅ Con vứt đồ ăn xuống đất


- Trừng phạt: Mắng thay đánh vào tay trẻ ngay lập tức. Hay không cho trẻ tiếp tục ăn.


- Kỷ luật: Yêu cầu con nhặt đồ ăn lên và giải thích lý do vì sao lại không được vứt đồ ăn đi.


✅ Một đứa trẻ xem tivi mà không chịu ăn cơm


- Hình phạt: Cấm con xem tivi, điện thoại vô thời hạn.


- Kỷ luật: Không cho trẻ xem tivi, điện thoại trong 24 giờ.


💥 Trừng phạt là gì?


Trừng phạt là một công cụ đưa ra nhằm khiến trẻ phải “trả giá” cho những sai lầm và hành vi không đúng mực của mình. Đôi khi, trừng phạt bắt nguồn từ cảm giác thất vọng, bất lực của Bố Mẹ.


Trừng phạt về thân thể là các hành vi gây thương tích, đau đớn trên cơ thể trẻ em và cả những hành vi gây tổn thương về tâm lý, tinh thần của trẻ như: la hét, quát mắng, lăng mạ…


💥 Kỷ luật là gì?


- Kỷ luật dạy cho trẻ những kỹ năng mới, như cách quản lý hành vi, giải quyết vấn đề và đối phó với những cảm xúc tiêu cực. Kỷ luật giúp trẻ học hỏi từ những sai lầm của mình và dạy chúng cách cư xử đúng mực, cũng như cách để đối phó với cảm xúc như tức giận, thất vọng.


- Kỷ luật thể hiện cho sự chủ động hơn là phản ứng theo cảm tính (la hét, đánh mắng). Kỷ luật giúp ngăn ngừa nhiều hành vi không mong muốn của cả Bố Mẹ và trẻ, và nó đảm bảo trẻ đang được sửa chữa sai lầm trong tích cực.


💥 ĐIỀU GÌ XẢY RA NẾU ĐỨA TRẺ THƯỜNG XUYÊN BỊ TRỪNG PHẠT?


Trừng phạt có thể có hiệu quả ngay lập tức nhưng lâu dài đây là một hình phạt không tốt cho trẻ em, thậm chí còn gây tổn thương cho trẻ trong một thời gian dài.


🌀 Trừng phạt không dạy cho trẻ những bài học quý giá


Những đứa trẻ bị trừng phạt sẽ luôn cảm thấy lo lắng, sợ hãi và tập trung vào việc làm thế nào để không bị trừng phạt hơn là làm điều gì đúng đắn. Bạn là Bố Mẹ, bạn đừng để con vì sợ hãi mà không làm điều sai trái, mà hãy tạo động lực để con muốn làm điều đúng đắn.


🌀 Trẻ em bị trừng phạt thường có nhiều khả năng nói dối.


Nếu bạn đã từng bị trừng phạt khi còn nhỏ, hãy nghĩ về những khoảnh khắc đó, nó có thực sự dễ chịu hay không? Bạn đang nghĩ làm thế nào để lần sau không bị trừng phạt nữa, bằng cách che giấu những hành vi của mình?


Những đứa trẻ sợ hãi khi bị trừng phạt quá nhiều sẽ có khả năng che giấu điều đã làm, nói dối, hoặc đổ lỗi để tránh hình phạt từ Bố Mẹ.


🌀 Những đứa trẻ hay bị trừng phạt khó có thể kiểm soát cảm xúc của mình.


Thường thì trẻ em ăn vạ, tranh giành, bạo lực (thể hiện bằng hành động) vì không thể xử lý được cảm xúc của mình. Con cần sự hướng dẫn của bố mẹ để học cách hành động tốt hơn, phù hợp hơn khi con cảm thấy tức giận hay buồn bã.


Trừng phạt cũng là cách mà chúng ta làm tổn thương trẻ thay vì giúp con kiểm soát hành vi và cảm xúc của mình.


🌀 Trừng phạt khiến trẻ có nhiều khả năng sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề của chính mình.


Tre em học hỏi thông qua các hoạt động và mối quan hệ trong cuộc sống. Nếu trẻ thấy bố mẹ sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề, chúng có thể làm điều tương tự.


Đây là lý do những đứa trẻ thường bị trừng phạt sẽ có nhiều khả năng thể hiện hành vi hung hăng hơn những đứa trẻ khác.


🌀 Trừng phạt hạ thấp lòng tự trọng của trẻ


Những đứa trẻ thường bị trừng phạt sẽ cảm thấy tồi tệ về bản thân. Điều này gây ra một vòng luẩn quẩn chỉ mang lại nhiều vấn đề tiêu cực hơn.


🌀 Những đứa trẻ thường bị trừng phạt trở nên ít đồng cảm và tự cho mình là trung tâm hơn


Hình phạt khiến đứa trẻ tập trung vào hậu quả của những hành vi mà chúng gây ra. Điều này làm mất đi cơ hội nhận thấy hậu quả hành vi gây ra cho người khác. Vì vậy, trẻ ít có khả năng thiện hiện sự đồng cảm, thấu hiểu, lòng trắc ẩn vì trẻ đang tập trung vào những gì sẽ xảy ra với mình.


🌀 Trừng phạt ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Bố Mẹ và con cái


Đây là một lý do mạnh mẽ để tránh bị trừng phạt! Nó gây ra sự hiểu lầm, thiếu tin tưởng, thậm chí là giận giữ với Bố Mẹ. Điều này khiến trẻ cảm thấy mất kết nối với Bố Mẹ và ương bướng, không chịu nghe lời hơn. Đây chắc chắn là điều mà chẳng Bố Mẹ nào mong muốn.


💥 Vậy không la hét, không đánh đòn, không mắng mỏ thì phải làm gì mỗi khi con làm sai?


✅ Thứ nhất: con làm sai vì con chưa biết cách để làm đúng. Trường hợp này Bố Mẹ là người hướng dẫn trực tiếp của con. Mọi đứa trẻ giống như tờ giấy trắng, để có những nét vẽ đẹp đẽ thì chắc hẳn không thể thiếu những nét vẽ nguệch ngoạc được, đúng không?


✅ Thứ hai: thay vì trừng phạt Bố Mẹ có thể kỷ luật con.

hình ảnh