Có một sự trùng hợp đáng ngẫm là những đứa con thứ hai thường khôn lanh hơn đứa con đầu. Điều này phải chăng chỉ là một ngẫu nhiên?
Ai đã từng xem bộ phim truyền hình "All Very Good" hẳn đã nhận ra được những trải nghiệm cuộc sống khác nhau của 3 người con trong gia đình họ Tô. Ba đứa trẻ có 3 tính khí và cá tánh khác nhau từ khi còn nhỏ. Ngay cả thái độ của mỗi người con qua cách đối xử của cha mẹ cũng rất khác nhau. Điều này đã tạo nên sự khác biệt lớn về quỹ đạo cuộc đời của ba đứa trẻ trong quãng đời sau này. Tuy đây cũng chỉ là một bộ phim và không thể đại diện cho cả một xã hội nhưng nó đã đặt ra một vấn đề đáng ngẫm rằng: Đứa con thứ hai thường khôn lanh hơn con cả.
Ảnh minh họa: Sohu
Phần lớn, khi quan sát các gia đình có con thứ, dễ thấy rằng con thứ hai có xu hướng sôi nổi và dí dỏm hơn con đầu. Các bé này cũng dần trở nên hiểu biết hơn trong tương lai. Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng đây có thể là một sự trùng hợp ngẫu nhiên và không đúng cho mọi gia đình nhưng khi suy xét kỹ, chúng ta sẽ thấy có những nguyên nhân nhất định dẫn đến hiện tượng này.
Con cả thường được chăm sóc nhiều hơn và gánh áp lực từ gia đình đổ xuống
Khi sinh con thứ hai, vì bận rộn với công việc mưu sinh để lèo lái gia đình, bố mẹ thường bươn chải ngoài xã hội nhiều hơn. Vừa thiếu cha, vừa vắng mẹ, ngay từ khi còn nhỏ, những đứa con thứ hai không chỉ phải tự tìm cách thích nghi mà còn có trách nhiệm và rất siêng năng. Trong khi đó, nếu con cả đủ lớn, còn phải phụ giúp bố mẹ cả chuyện trông em.
Ảnh minh họa: crossing
Mặc dù trong xã hội hiện nay không đặt nặng chuyện “Anh phải nhường cho em” nhưng ít nhiều vẫn tồn tại tư tưởng này trong các gia đình. Dưới sự tác động của tư tưởng này được truyền đạt từ bố mẹ, các bé con cả thường phải mang hai bộ mặt. Một là tinh thần trách nhiệm cao ngất ngưởng: Bé đã phải gánh vác trách nhiệm của một ông lớn/ bà lớn ngay từ khi còn trẻ. Hai là bé có thể bắt đầu cảm thấy không công bằng và dẫn đến bất mãn với chính gia đình mình.
Trong cả hai trường hợp, điều này đã khiến các bé con thứ thu nhận được nhiều hơn. Dù là sự ưu ái có chủ đích của cha mẹ hay sự chăm sóc cẩn thận của anh chị, con thứ cũng lớn lên với nhiều “ưu ái”. Và cứ thế, khi suy nghĩ về các vấn đề, con cả buộc phải cân nhắc một cách tỉnh táo, nhưng con thứ sẽ xem xét nhiều hơn đến lợi ích của bản thân. Lỡ khi con thứ có mắc sai lầm, thường người bị gõ đầu chính là anh cả/chị cả. Trong hoàn cảnh như vậy, đứng bên ngoài quan sát và đúc kết, tự nhiên con thứ sẽ ngày càng học hỏi nhiều hơn.
Cha mẹ thường "rộng tay" hơn khi nuôi nấng con thứ hai
Đối với đứa con đầu lòng trong gia đình, cha mẹ luôn hết sức cẩn thận trong cách chăm sóc và cả trong chuyện dạy dỗ. Sự kỹ lưỡng đó nếu dễ hình dung có thể nói là bố mẹ đo cả từng lượng nước mà con mình uống. Cũng vậy, những gì tốt nhất, mới nhất cha mẹ đều dành hết cho con đầu. Nhưng cũng chính vì sự quan tâm quá nhiều, bảo vệ quá mức đó đã vô hình trung làm hạn chế sự chậm lớn của trẻ.
Ảnh minh họa: mamaclub
Còn bé thứ hai lại hầu hết dùng lại đồ của con cả. Cha mẹ nói chung sẽ trở nên “qua loa” hơn trong mọi chuyện vì đã có ít nhiều kinh nghiệm. Nhưng nhờ giảm bớt một số ràng buộc không cần thiết đó mà con thứ đã đạt được sự phát triển toàn diện hơn và tích lũy được một số kinh nghiệm từ khi còn nhỏ. Điều này sẽ làm cho tính cách của trẻ hoàn thiện hơn, đồng thời khả năng ứng biến thực tế và tư duy cũng sẽ mạnh mẽ hơn.
Cha mẹ có trách nhiệm phải ngẫm về những khác biệt giữa con cả và con thứ
Con thứ hai hóm hỉnh và lém lỉnh và thôn minh hơn, điều này dường như đã trở thành một hiện tượng phổ biến. Mục đích của bố mẹ khi sinh con thứ hai là để sau này các con có thể nương tựa vào nhau, chăm sóc lẫn nhau và có một người thân bên cạnh đồng hành cùng. Nhưng các phương pháp nuôi dạy con cái thông thường của cha mẹ lại đang tạo ra ít nhiều khập khiễng.
Thế nên, trong những gia đình có con thứ hai, cha mẹ phải chú ý hai điểm:
- Thứ nhất: Không được cố tình ưu ái con thứ hai chỉ vì lý do con thứ hai còn nhỏ, để đảm bảo con đầu không bị tổn thương. Bát nước của cha mẹ phải đổ đều cho cả hai.
- Thứ hai: Khi giáo dục con cái, cha mẹ không nên can thiệp quá mức vào sự phát triển cá nhân, càng không nên chiều chuộng con cái.
Đồng thời, các bậc cha mẹ cũng nên lưu ý, trẻ cần học hỏi nhiều kiến thức khi lớn lên. Sau khi sinh con thứ hai, cách giáo dục của hai con cha mẹ đối với mỗi đứa con có thể có sự khác biệt, vì mỗi đứa trẻ đều có các đặc điểm khác nhau. Nhưng cha mẹ cần nắm vững một số kỹ năng, để cả hai con có được sự phát triển toàn diện, đồng thời, mối quan hệ gia đình được êm hòa và thăng hoa.