Tên trò chơi: BÚNG CHUN (BUNG THUN)

Thể Loại: Trò chơi dân gian.

Dân tộc/ Khu vực: Việt Nam

Mục đích, ý nghĩa: 

  • Búng thun không chỉ tạo ra không khí thoải mái, vui vẻ, gắn kết mọi người mà còn rèn luyện sự tập trung, bình tĩnh, quan sát tinh tế, nhạy bén và độ khéo léo của đôi tay.

Lịch sử: 

  • Búng thun đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu, trở thành một trò chơi thân thuộc với người dân trên mọi miền đất nước.

Số lượng người chơi: 

Không giới hạn người chơi, nếu nhiều người chơi có thể chia thành 2 nhóm (phe) để cùng chơi.

Chuẩn bị: 

Dụng cụ chơi: dây thun, chun vòng bằng cao su, đều nhau và có đường tròn tương đối, có đường kính khoảng 3cm. 

Không gian chơi: 

  • Mặt đất, mặt bàn... sạch sẽ, bằng phẳng.

Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi): 

Luật chơi: 

  • Chỉ cần 2 bờ của 2 sợi dây thun nằm chồng (đè) lên nhau là ăn. Nếu 2 cạnh chỉ chạm (hoặc nằm) vào cạnh nhau là “hỏng”.
  • Trong khi búng thun mà để tay chạm vào vòng thun khác cũng bị coi là “hỏng”.
  • Khi hết thun, nếu chơi tiếp thì các người chơi lại tự động đóng góp 10 vòng thun và trò chơi lại trở lại từ đầu. Tập thể chơi có thể tùy ý quy định người nào thắng cuộc được đi trước hoặc ưu tiên cho người thua đi trước.

 

Cách chơi:

Chuẩn bị chơi:

+ Mỗi người chơi chuẩn bị 10 vòng dây thun, dường kính khoảng 3cm.

+ “Oẳn tù tì” chọn một bạn làm cái và thứ tự chơi còn lại của các bạn cùng chơi.

+ Nếu đông phải chia thành 2 nhóm (phe). Mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng.

+ Lau chùi, thu dọn mặt bàn, mặt giường hoặc nền nhà… sạch sẽ, bằng phẳng.

Cách chơi:

+ Bạn làm “cái” được đi trước, bạn này thu hết các sợi dây thun của các bạn lại, tung mạnh trên mặt đất (mặt giường hoặc mặt bàn)… sao cho những vòng dây thun này nằm rời rạc, mỗi nơi một chiếc.

+ Sau đó, dùng ngón tay búng (gảy) vòng thun này lên vòng thun kia sao cho 2 vòng thun chồng (đè) lên nhau. Nếu 2 vòng đè lên nhau được là được “ăn” (cầm lấy cả 2 vòng thu làm “của”) rồi lại tiếp tục búng vòng khác… Cứ như thế cho đến khi nào búng (gảy) “hỏng” (2 vòng thun không đè lên nhau được) thì bạn kế tiếp nữa đến lượt chơi.

Bạn kế tiếp chơi “hỏng” thì bạn kế tiếp nữa đến lượt chơi.

+ Trò chơi cứ tiếp tục cho đến khi hết thun. Ai được nhiều vòng thun hơn là thắng. Nếu là chia phe chơi thì phe nào được nhiều thun hơn là thắng cuộc.