1. Lịch sử phát triển của tâm lý học hành vi trẻ tự kỷ

Ngành tâm lý học hành vi trẻ tự kỷ bắt đầu xuất hiện từ những năm 40 của thập kỷ trước, với nền móng của bác sĩ tâm thần học Leo Kanner và bác sĩ nhi khoa Hans Asperger. Từ năm 1940 – 1950, hai nhà khoa học này đã miêu tả bước đầu và đưa ra định nghĩa về rối loạn tự kỷ.

Từ năm 1960 – 1970, phương pháp học tập ứng dụng – ABA trở thành phương pháp quan trọng trong điều chỉnh hành vi và điều trị cho trẻ tự kỷ. Ở giai đoạn này, các nhà khoa học đặc biệt là Ivar Lovaas đã ứng dụng phương pháp ABA để giảm hành vi không mong muốn và phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỷ.

Từ năm 1980 – 2010, Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ lần lượt xuất bản “Bảng phân loại và thống kê các rối loạn tâm thần – DSM III, IV” đã chính thức nhận diện và xếp loại tự kỷ. Thời kỳ này, nghiên cứu về tự kỷ tăng cường tập trung và yếu tố di truyền, sinh lý và môi trường.

Từ năm 2010 đến nay, DSM V đa thay đổi các chẩn đoán cụ thể như rối loạn tự kỷ hay hội chứng Asperger bằng khái niệm rối loạn phổ tự kỷ. Điều này đã giúp các chuyên gia tìm hiểu sâu hơn về tự kỷ, đưa ra chiến lược tốt nhất để giúp trẻ phát triển và hoà nhập xã hội.

2. Các khía cạnh phát triển của tâm lý học hành vi ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ

Các nhà tâm lý học nghiên cứu hành vi rối loạn phổ tự kỷ để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách giúp đỡ những trẻ mắc chứng rối loạn này phát triển tốt nhất. Dưới đây là một số khía cạnh tâm lý học hành vi rối loạn phổ tự kỷ thường được nghiên cứu:

  • Khả năng giao tiếp xã hội: Trẻ rối loạn phổ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội. Các bé có thể thiếu khả năng đọc hiểu ngôn ngữ phi ngôn từ, gương mặt và biểu cảm cơ thể của người khác.
  • Khả năng quan tâm đến sự vật hay hiện tượng: Một số trẻ rối loạn phổ tự kỷ có khả năng tập trung cao vào một đối tượng cụ thể và mất quan tâm đến những thứ khác. Điều này có thể dẫn đến sự hạn chế trong việc tương tác xã hội và đồng cảm với người khác.
  • Các hành vi lặp đi lặp lại: Một trong những đặc điểm chung của trẻ rối loạn phổ tự kỷ là sự xuất hiện của các hành vi lặp đi lặp lại. Điều này có thể bao gồm việc lặp lại các cử chỉ, từ ngữ hoặc hành động theo cách đặc biệt.
  • Sư nhạy cảm quá mức với kích thích: Trẻ rối loạn phổ tự kỷ thường có sự nhạy cảm đáng kể đối với các kích thích từ môi trường xung quanh, chẳng hạn như ánh sáng mạnh, tiếng ồn hoặc một số âm thanh cụ thể. Điều này có thể gây ra sự khó chịu và gây rối trong quá trình học tập.
  • Sự thay đổi trong hành vi và cảm xúc: Trẻ rối loạn phổ tự kỷ có thể có sự thay đổi đột ngột trong hành vi và cảm xúc mà không rõ nguyên nhân. Điều này có thể làm cho việc dự đoán và quản lý hành vi của trẻ trở nên khó khăn.

Tâm lý học hành vi trẻ rối loạn phổ tự kỷ cố gắng tìm hiểu và giải thích các khía cạnh này để tạo ra các phương pháp giáo dục và hỗ trợ hiệu quả nhằm phát triển tốt nhất cho trẻ tự kỷ. Các phương pháp như phương pháp học thông qua trò chơi, phương pháp hỗ trợ xã hội và hành vi, cũng như phương pháp học tập cá nhân hóa có thể được áp dụng để giúp trẻ tự kỷ tiến bộ trong nhiều khía cạnh của cuộc sống.

Đọc thêm chi tiết bài viết tại đây nhé các mom: https://tam-ly-hoc-hanh-vi-tre-tu-ky