1. Tâm lý của học sinh trước khi thi cử

Tâm lý của mỗi học sinh và sinh viên trước khi thi cử là không giống nhau, tuy nhiên hầu hết trong số họ sẽ trải qua các giai đoạn bao gồm giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn cao điểm và giai đoạn giải tỏa. Mỗi giai đoạn đều có những trạng thái tâm lý khác nhau, chẳng hạn như trong giai đoạn chuẩn bị, học sinh sẽ trải qua sự biến đổi tâm lý từ từ tin, sẵn sàng sang căng thẳng và lo lắng. Khi nhận được lịch thi, các em học sinh sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng và quyết tâm để đạt được kết quả tốt. Nhưng trong quá trình chuẩn bị và gần đến khi thi, tâm lý của các bạn nhỏ sẽ dần dần chuyển biến thành căng thẳng và lo lắng. Áp lực từ gia đình, áp lực ngang hàng tạo ra lo lắng về điểm số trong kỳ thi sắp tới.

Giai đoạn cao điểm xảy ra trước khi thi vài ngày. Học sinh sẽ tập trung cao độ vào việc học và luyện tập các đề thi cuối cùng. Giai đoạn thử thách được đẩy lên cao trào khi học sinh đối mặt với kỳ thi chính thức. Các em sẽ đối phó với hàng loạt yếu tố như áp lực thời gian, độ khó của đề thi và tính nghiêm ngặt trong phòng thi.

Cuối cùng, tâm lý được giải tỏa khi kỳ thi kết thúc, học sinh cảm thấy giảm hẳn căng thẳng và nhẹ nhõm hơn khi hoàn thành kỳ thi. Chúc lo lắng sẽ xuất hiện trong thời gian chờ đợi điểm số. Nhưng không thể so sánh với khi bắt đầu kỳ thi.

Sinh viên khác với học sinh, áp lực thi cử không ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của họ có thể vì các trải nghiệm từ trước hoặc việc học đối với họ chủ động hơn so với khi còn bé.

2. Ảnh hưởng tâm lý gây ra bởi áp lực thi cử

Các rối loạn về tâm lý thường sẽ biến mất khi học sinh đã trải qua kỳ thi. Tuy nhiên, một vài học sinh không thể chịu được áp lực thi cử trong giai đoạn chuẩn bị và thử thách. Các rối loạn tâm lý gây ra bởi áp lực thi cử phổ biến là stress, lo âu hoặc trầm cảm.

Stress là phản ứng của cơ thể học sinh với áp lực từ thi cử. Cơ thể tiết ra cortisol làm tăng lượng máu lên não giúp tập trung vào bài tập với độ khó cao. Tuy nhiên, cortisol cũng gây các ảnh hưởng toàn cơ thể khi áp lực lớn và kéo dài. Hormone này khiến học sinh thường xuyên đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh, đánh trộng ngực, dạ dày khó chịu hoặc run tay.

Lo lắng là một dấu hiệu cho thấy học sinh đang chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Tuy nhiên, nếu lo lắng kéo dài ảnh hưởng đến khả năng học tập cũng như các mối quan hệ xã hội thì rất có thể bạn học sinh hay sinh viên đó đang bị rối loạn lo âu. Các triệu chứng của rối loạn lo âu sẽ khiến học sinh mất tập trung, giảm hiệu quả học tập và lại càng làm cho các em thấy lo lắng hơn. Đây chính là một vòng luẩn quẩn bệnh lý.

Trầm cảm là rối loạn tâm lý nguy hiểm nhất mà áp lực thi cử hoặc học hành có thể gây nên. Đặc trưng của rối loạn này là học sinh mất hết hứng thú với tất cả mọi việc, cảm xúc trầm xuống và nghiêm trọng nhất là các hành vi gây hại cho bản thân. Rối loạn lo âu cùng với trầm cảm là những rối loạn tâm lý cần phải được đi kiểm tra ở các cơ sở khám chữa bệnh tâm thần. Kết hợp giữa thuốc và các buổi tham vấn tâm lý sẽ giúp học sinh vững vàng đối đầu với các thử thách của bài thi và trở lại cuộc sống bình thường.

Xem chi tiết bài viết tại đây nhé mọi người: https://tam-ly-bi-anh-huong-nang-ne-boi-ap-luc-thi-cu