1.   Dấu hiệu tự kỷ và hành vi của trẻ tự kỷ theo bác sỹ tâm thần

1.1. Dấu hiệu trên khuôn mặt trẻ tự kỷ

Nhận biết khuôn mặt của trẻ tự kỷ giúp bố mẹ phần nào phát hiện sớm tình trạng bệnh của trẻ. Khuôn mặt của trẻ tự kỷ thường to ngang, mắt dài, mũi ngắn, miệng rộng và nhân trung vừa rộng, vừa ngắn. Trẻ tự kỷ thường khó khăn trong việc nhìn thẳng vào mắt người khác và cảm nhận cảm xúc của người khác.

1.2. Dấu hiệu tự kỷ

Theo bác sỹ tâm thần, trẻ tự kỷ có xu hướng quan tâm đặc biệt và tập trung vào một số đối tượng hoặc hoạt động cụ thể. Trẻ có thể tỏ ra không quan tâm đến môi trường xung quanh và dễ bị kích thích bởi những thay đổi nhỏ.

Ngoài ra, bất thường về ngôn ngữ là dấu hiệu tự kỷ mà cha mẹ có thể phát hiện dễ dàng. Trẻ có thể chậm nói, nói được nhưng sau đó lại không nói, có trẻ chỉ phát ra tiếng động và âm thanh vô nghĩa. Với những trẻ nói được thì lời nói của các em thường đơn điệu, thiếu nhịp điệu, ngữ điệu và thiếu diễn cảm…

Ngoài ra, trẻ tự kỷ thường có giọng lơ lớ, nói ríu lời, nói to, không biết đặt câu hỏi, không biết đối đáp hay kể lại những gì đã chứng kiến.

1.3. Hành vi của trẻ tự kỷ

Các bác sỹ tâm thần cho biết, những hành vi của trẻ tự kỷ thường kỳ lạ, khác thường như: chạy vòng tròn, đi bằng các ngón chân, đi từng bước, lắc lư… Những hành vi này thường mang tính tự chủ, có thể liên tục hoặc gián đoạn. Trong trường hợp gián đoạn thì sẽ bị gián đoạn bởi các tư thế bất động hoặc bởi những tư thế kỳ dị.

2.   Vai trò của bác sỹ tâm thần

Bác sỹ tâm thần đóng một vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán trẻ tự kỷ. Họ có hiểu biết rõ ràng về rối loạn tự kỷ và có thể đưa ra các phương pháp chẩn đoán chính xác. Bác sỹ tâm thần cũng có khả năng xác định các vấn đề khác đi kèm với tự kỷ, như rối loạn tâm lý hay rối loạn thần kinh khác.

Ngoài ra, bác sỹ tâm thần sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp như kỹ năng xã hội, trị liệu hành vi, tham vấn trị liệu hoặc dùng thuốc. Họ sẽ là người hướng dẫn bạn trong quá trình điều trị và có những hỗ trợ cần thiết để giúp trẻ tự kỷ phát triển và thích ứng tốt hơn với xã hội.

Tự kỷ là một rối loạn phát triển có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng giao tiếp và tương tác xã hội của trẻ. Bác sỹ tâm thần đóng một vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị trẻ tự kỷ. Bằng việc nhận biết dấu hiệu và hành vi của trẻ tự kỷ. Tìm đến sự tư vấn và hỗ trợ từ chuyên gia, chúng ta có thể giúp trẻ tự kỷ phát triển tốt hơn và thích ứng với xã hội.

Các mom xem chi tiết bài viết tại đây nhé: https://nhan-biet-dau-hieu-hanh-vi-cua-tre-tu-ky-va-vai-tro-cua-bac-sy-tam-than