“Dạy trẻ bằng danh từ vốn có” cụ thể là thế nào?


Người mẹ hãy làm hết khả năng có thể để dùng “danh từ vốn có” nói chuyện với con.


Dùng “danh từ vốn có” để nói chuyện với con, vốn từ vựng sẽ mở rộng lên nhiều lần từ một từ vựng ban đầu. Ngoài ra, nếu bạn dạy cho con những từ vựng liên quan tới “trải nghiệm thực tế” hoặc các “ký ức”, thì từ đó sẽ được trẻ ghi nhớ một cách sống động và rõ ràng. Hứng thú với từ vựng của trẻ ngày càng tăng lên sẽ giúp vốn từ trẻ tích lũy ngày càng tăng nhanh theo cấp số nhân.


Ví dụ: Khi trẻ bắt đầu ăn được cá nướng, nếu bạn chỉ dạy bé “đây là cá nướng” thì hiệu quả so với việc bạn nói tên cụ thể của loại cá như cá hồi,cá thu, v.v. rõ ràng sẽ khác nhau một trời một vực. Chỉ riêng thế, vốn từ vựng trẻ được hấp thu cũng đã khác nhau nhiều lần rồi. Những cảm nhận về hình dáng bên ngoài, hương vị, cảm giác chạm vào lưỡi khi trẻ ăn món cá đó sẽ liên quan trực tiếp đến “danh từ vốn có”. Tên gọi của những loại cá đó sẽ kết hợp với nhận thức mà thực tế trẻ đang cảm nhận, sẽ giúp trẻ có cái nhìn sâu hơn, đánh giá chính xác hơn về sự vật. Tất nhiên, nhờ đó sau này gặp lại trẻ có thể phân biệt được chính xác loại cá mình đã ăn với những loại cá khác.


Với rau củ quả cũng hãy làm tương tự. Khi trò chuyện với trẻ trong bữa ăn, thay vì nói “con ăn rau nhé”, hãy thay từ “rau” bằng chính tên riêng của loại rau đó. Nói một cách cụ thể: “con ăn bắp cải nhé”, “con ăn cà rốt nhé”, thì lượng từ trẻ có cơ hội học cũng tăng lên nhiều rồi. Cụ thể hơn nữa, bạn có thể đưa thêm nhiều danh từ vốn có liên quan vào câu chuyện nữa như: “đây là bắp cải trồng ở tỉnh Gunma”, “cà rốt thu hoạch được ở ruộng tỉnh Yokohama”… Qua cách dùng từ như vậy của mẹ, kiến thức của trẻ sẽ sâu sắc hơn nhiều.


Có những người mẹ phàn nàn: “Nhưng tôi không am hiểu về tên gọi của các loại cá…” thì ở mức độ phân biệt cá hồi, cá thu, cá trích… chắc hẳn cũng phải biết chứ nhỉ? (Hơn nữa trên bao bì đựng cá cắt lát sẵn chắc chắn đều có ghi tên cụ thể của loại cá đó mà).


Tôi nghĩ rằng “mỗi khi trò chuyện với con, người mẹ chỉ cần luôn tự nhắc nhở mình cố gắng dùng nhiều từ vựng để nói chuyện” sẽ có tác dụng hơn là việc cứ phải bó buộc phải dạy cho con thế này, thế kia. Giấy, bút, bàn ghế, sách vở đều không cần thiết, trẻ chỉ cần vận dụng toàn bộ 5 giác quan của mình là nhớ được. Người mẹ cũng hãy sử dụng hết cả cơ thể mình, vốn từ vựng của mình, giọng nói của mình để kích thích hơn nữa vào 5 giác quan của trẻ.


Đây chính là cách “Dạy trẻ bằng danh từ vốn có” mà tôi muốn trò chuyện với các bạn trong cuốn sách này.


Trích từ cuốn sách "Giúp con phát triển ngôn ngữ (Mẹ Nhật dạy con bằng danh từ vốn có)"


webtretho