Hiện nay phương pháp giáo dục con cái vẫn còn 2 chiều trái ngược nhau về việc con làm được việc thì nhận tiền, hoặc k cho tiền con để con biết rằng đó là bổn phận, trách nhiệm phải làm.



Có ý kiến cho rằng: Tinh thần trách nhiệm với gia đình, với cộng đồng sẽ hình thành như thế nào? Thấy nhà dơ nhưng con bạn dọn dẹp để nhận tiền hay vì muốn nhà mình sạch sẽ? Khi kinh tế gia đình bạn rơi vào khó khăn, con bạn có còn tiếp tục làm việc nhà không khi không còn được trả công? Con bạn phụ giúp cha mẹ vì yêu thương cha mẹ hay vì được trả công? Rất nhiều hệ lụy sẽ phát sinh từ cách dạy con này.



Hay có một mẹ phản biện:
Mình đã từng áp dụng cách giáo dục này đối với bé nhà mình, bây giờ cháu đã học nội trú tại TP HCM và đặc biệt cháu rất có ý thức tiết kiệm. Từ lúc học tiểu học mỗi sáng mình cho bé 10 ngàn ăn sáng. Bé không bao giờ ăn hết số tiền mẹ cho. Mỗi năm bé tiết kiệm tiền ăn sáng, tiền lì xì, tiền bán ve chai ở nhà bé được khoảng 3-4 triệu (đã trừ tiền bé tự mua quà tặng sinh nhật bạn).



Số tiền còn lại mình chở bé ra tiệm vàng mua 1 chỉ vàng (nếu thiếu mình sẽ bù vào) cất cho bé. Đến khi lên cấp 2 thỉnh thoảng ngày nghỉ bé phụ mẹ bán hàng (nhà mình kinh doanh), mỗi năm mình trả lương cho bé 1 triệu đồng. Sau Tết, bé lấy tiền tiết kiệm ra hỏi mẹ lãi suất gửi tiết kiệm như thế nào cho có lợi và nhờ mẹ gửi.



Mình nhớ hè vừa rồi khi chuẩn bị nhập học ở TP HCM, mình đưa bé đi siêu thị sắm đồ, khi xem quần Jean rất đẹp, mình bảo bé vào thử, bé cầm đi nhưng quay để lại không thử chiếc đó mà đi chọn cái khác. Khi về, trên xe mình bảo: mẹ thích cái lúc nãy hơn sao con không lấy, bé bảo rằng: cái đó 700 ngàn đó mẹ, con chỉ mặc 300 trở lại thôi.



Dạy cho các cháu ý thức tiết kiệm, mình tiêu xài tiền của mình là rất cần thiết.



Hay như:
Sau này bố mẹ ốm đau chắc cũng nên bỏ tiền để con chăm sóc. Không khác gì thuê người giúp việc. Nhiều thứ học phải học thật sâu, đừng chỉ nghe bề ngoài. Người Hoa họ dạy con làm việc để có tiền nhưng đồng thời cũng dạy những thứ khác như tuân thủ, gia tộc... mà bạn không biết. Tôi nghĩ bạn đang làm con bạn lệch lạc.



Các bố mẹ có ý kiến như thế nào chúng ta cùng nhau phân tích nhé!



TTO - Biết con rất thích báo Công Chúa, ngay lập tức ông bố già “ác độc” là tôi đã tìm ra chìa khóa để dạy con về việc phải lao động.










Con gái đã tự tổ chức cho em một sinh nhật 2 tuổi cực kỳ ấn tượng



Tôi áp dụng chuyện dạy con xài tiền từ một gia đình người Hoa ở Biên Hòa. Ông này dạy rất đơn giản: “Muốn mua gì thì phải có tiền, muốn có tiền thì phải làm việc. Làm việc gì cũng phải được trả công”. Và các con ông từ lớn tới bé đều được ông trả công làm việc.



Tôi quyết định sẽ áp dụng điều này cho con gái khi nàng 5 tuổi.



Con gái rất thích báo Công Chúa. Mỗi khi nàng nói “Mẹ mua cho con báo Công Chúa”, mẹ thường đáp ứng ngay. Ông bố già “độc ác” là tôi nghĩ rằng mình đã tìm ra chìa khóa dạy con về việc phải lao động để có tiền mua món đồ mà mình yêu thích.



Nhân dịp con nói mẹ mua cho con một món quà tặng sinh nhật một bạn cùng lớp, tôi liền nói: “Giờ con đã lớn rồi, báo Công Chúa, kẹp tóc hay quà tặng sinh nhật thì con tự mua. Con nhờ mẹ dắt con ra chỗ bán quà để mua đi”.


Con gái sướng rơn nhờ mẹ dắt đi mà không hề quan tâm gì tới chuyện tiền nong. Bố dặn mẹ là không được trả tiền.



Mua xong, nàng không có tiền trả. Mẹ nói: “Hồi nãy con đồng ý với bố là sẽ dùng tiền của con mua rồi mà”. Cô nàng bí xị. Mẹ gỡ rối: “Giờ mẹ cho con mượn tiền nhưng lát con trả lại cho mẹ bằng tiền để dành của con nhé”. Kết quả là nàng mua được hai cây bút dạ quang rất đẹp để tặng sinh nhật.



Lát sau về nhà, cả nhà ngồi kiểm tiền để dành của nàng từ việc bán ve chai suốt từ giữa năm ngoái tới giờ được những hơn 400.000 đồng. Bố liền nói giờ con nhờ mẹ giữ giùm, khi nào cần mua báo hay quà thì nói mẹ giúp con đi mua. Vậy là cô nàng đã học được bài học: muốn mua gì thì dùng tiền của mình để mua. Và trước khi mua phải hỏi ý kiến của mẹ.



Từng bước như vậy, nhân một cơ hội cô nàng cần đóng tiền mua báo Công Chúa, bố hỏi cắc cớ nếu cứ mua như thế là vài hôm nữa con sẽ hết tiền. Rồi bố dẫn dụ rằng muốn có tiền thì con có thể làm việc nhà.


Và sau một ngày làm việc tốt thì bố mẹ sẽ trả cho con 2.000 đồng. Tuy nhiên, sau khi áp dụng một thời gian ngắn thì ông bố thấy phương pháp này có vẻ hơi “sòng phẳng” một cách quá mức nên đã điều chỉnh lại bằng việc áp dụng chế độ đánh giá công việc của con trong ngày.



Nếu tất cả các việc đều tốt hoặc số việc tốt nhiều hơn việc chưa tốt thì ngày đó con sẽ được tặng một ngôi sao. Hết tuần, nếu số ngôi sao của con đạt từ năm trở lên thì con được thưởng một phần thưởng nho nhỏ.



Trong tháng, nếu con đạt 15 sao trở lên thì được thưởng một buổi đi chơi, hoặc nếu con không nhận thưởng thì có thể nhận tiền để dành. Nếu ngày nào số việc không tốt nhiều hơn số việc tốt, ngày đó con không được tặng sao mà còn bị mất một sao của ngày hôm trước.



Vậy là con đang được học bài học: “Muốn có tiền thì phải làm việc và phải làm tốt. Nếu làm tệ thì con có thể bị mất tiền”.



Sau hai năm kiên trì, giờ nàng 7 tuổi nhưng có thể chiên trứng, nấu cơm và rửa chén ngon lành. Hôm 14-1, tôi thật sự xúc động khi thấy con gái đã tự tổ chức cho em một sinh nhật 2 tuổi cực kỳ ấn tượng.



Trước đó mấy ngày nàng đã lo tính toán sẽ mua quà gì cho em, rồi làm sinh nhật cho em như thế nào? Sau khi được bố gợi ý, cô nàng đã nhờ mẹ chở đi mua cho em một ổ bánh kem và một đôi dép cực kỳ dễ thương. Có cả kim tuyến bắn tung tóe…



Theo Tuoitreonline