Ai cũng mong muốn cho gia đình mình luôn mạnh khỏe vì đó chính là nền tảng chính cho một gia đình hạnh phúc. Tuy nhiên, các yếu tố bên ngoài như môi trường độc hại, thực phẩm thiếu an toàn, nguồn nước ô nhiễm,… đang ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn và gia đình. Bạn lo lắng và không biết phải làm sao để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.


Hiểu được những lo lắng đó, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt triển khai gói khám sức khỏe toàn diện cho cả gia đình. Cụ thể:


Gói khám dành cho gia đình 4 người (bố mẹ, 2 trẻ em dưới 12 tuổi) bao gồm 10 nội dung khám và xét nghiệm chỉ với 2.205.000 VNĐ


Gói khám dành cho gia đình 6 người (ông bà, bố mẹ và 2 trẻ em dưới 12 tuổi) bao gồm 14 nội dung khám và xét nghiệm chỉ còn: 4.665.000 VNĐ



Những bệnh thường gặp phải


Đối với người cao tuổi:


Bệnh về tim mạch: trong số các bệnh về tim mạch thì bệnh xơ vữa động mạch, thiểu năng mạch vành, tăng huyết áp chiếm một vị trí đáng kể


Bệnh về hệ hô hấp: Bệnh viêm họng, viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, âm phế mạn tính, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là những bệnh gặp khá nhiều ở người cao tuổi, nhất là ở những người có tiền sử hoặc đang hút thuốc lá, thuốc lào.


Bệnh về đường tiêu hóa: người cao tuổi rất dễ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa như viêm loét miệng, ăn không tiêu, đầy hơi, trướng bụng, táo bón hoặc đi lỏng. Các loại bệnh dạng này thường làm cho người cao tuổi rất khó chịu, gây lo lắng, ăn không ngon, ngủ không ngon giấc hoặc kém ngủ, mất ngủ kéo dài. Mất ngủ lại làm cho nhiều bệnh tật phát sinh.


Bệnh về hệ tiết niệu – sinh dục: Người cao tuổi cũng rất dễ mắc các bệnh về hệ tiết niệu – sinh dục, đặc biệt là u xơ tiền liệt tuyến hoặc ung thư tiền liệt tuyến. Những bệnh về sinh dục – tiết niệu thường có hiện tượng đi tiểu nhiều lần, đái dắt, đái són nhất là vào ban đêm, gây nhiều phiền toái.


Bệnh về hệ xương khớp: Đau xương, khớp, thoái hóa khớp nhất là đốt sống thắt lưng, khớp gối làm cho người bệnh lo lắng, buồn chán nhất là khi thay đổi thời tiết. Thoái hóa khớp gối gây biến chứng cứng khớp, gây đau khớp gối và vận động khó khăn mỗi buổi sáng lúc bắt đầu ngủ dậy.


Về hệ thần kinh trung ương: Hầu hết người cao tuổi do hệ thần kinh trung ương bị lão hóa dần dần nên làm cho trí nhớ kém, hay quên, cá biệt mắc một số bệnh như Parkinson hoặc bệnh Alzheimer.


– Rối loạn các chỉ số về mỡ máu (cholesterol, triglycerid), rối loạn về chức năng gan (SGOT, SGPT), đái tháo đường cũng là một số biểu hiện dễ bắt gặp ở người cao tuổi. Đi kèm các rối loạn một số chỉ số này thường gặp ở người có tăng huyết áp, viêm gan, nghiện rượu…


Đối với người trung tuổi:


Đo huyết áp: Bắt đầu từ năm 19 tuổi, áp huyết cần được đo ít nhất 2 hoặc 3 năm một lần. Người trung niên và cao tuổi cần thường xuyên theo dõi huyết áp. Nếu chưa có những triệu chứng gì liên quan đến huyết áp thì ít nhất đi khám định kỳ mỗi năm một lần.


Khi cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, sáng thức dậy thấy đau đầu và trong gia đình có người bị bệnh tăng huyết áp hoặc tử vong do tăng huyết áp hoặc bản thân làm công việc có nhiều áp lực, hút thuốc, uống rượu nhiều thì nên sớm kiểm tra xem có mắc chứng tăng huyết áp hay không, tốt nhất nên chuẩn bị máy đo huyết áp tại nhà để tiện theo dõi.


Khám răng: Nếu có những triệu chứngnhư đau răng, chảy máu chân răng, nhai gặp khó khăn, miệng có mùi hôi thì nên kiểm tra để phát hiện sâu răng, cao răng, viêm lợi, viêm chân răng…


Lưng: Khi cảm thấy đau lưng, cảm giác khó chịu thì nên đi kiểm tra xem có bị giãn dây chằng, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hay dây chằng bị tổn thương hoặc bệnh liên quan đến hệ tiết niệu.


Khám tai và mắt: Thỉnh thoảng nên được kiểm tra thính giác và thị giác. Khi thấy xuất hiện những triệu chứng giảm thị lực, dễ bị mỏi mắt, đau mắt, khô mắt, nhìn thấy lờ mờ, khó chịu khi nhìn ánh sáng, thậm chí bị đau đầu thì nên tiến hành kiểm tra thị lực xem có mắc các chứng bệnh như: cận thị, viễn thị, chứng giảm sức nhìn, loạn thị, bệnh tăng nhãn áp, bệnh đục nhân mắt… hay không.


Đối với trẻ nhỏ


Đi ị nhiều lần: Trẻ sơ sinh càng đi ị nhiều với phân tốt càng chứng tỏ bé bú khỏe và tiêu hóa tốt. ​


Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh càng đi ị nhiều với phân tốt càng chứng tỏ bé bú khỏe và tiêu hóa tốt. Nếu bé đi ị nhiều mà không kèm theo nôn trớ, lẫn máu trong phân, và ăn nghỉ, vui chơi bình thường thì điều này không đáng lo ngại.


Khò khè: Tiếng khò khè trong lúc thở là tình trạng phổ biến rất bình thường của gần 80% trẻ sơ sinh trong giai đoạn 3 tháng đầu nếu không kèm theo ho, sốt hay sổ mũi.


Nhảy mũi: Do mũi của trẻ sơn sinh thường rất nhỏ và rất nhạy nên chỉ cần những kích ứng nhỏ từ bên ngoài như bụi phấn rôm, bụi từ vải vóc hay bụi trong không khí cũng có thể khiến nhảy mũi liên tục khi xuất hiện các xung huyết.


Táo bón: Trẻ bú mẹ thường tiêu hóa và đi phân tốt hơn trẻ bú sữa công thức. Trẻ táo bón trong thời gian đầu có thể không quá nguy hại ngoài việc khiến bé khó chịu. Tuy nhiên, nếu để lâu dài, bé có thể phải chịu những hệ lụy như mắc bệnh trĩ, hấp thu dinh dưỡng kém…