Lăn kim là vấn đề nhiều người tranh cãi, mình muốn mọi người có cái nhìn khách quan hơn nên dành thời gian viết bài này. Nguồn từ một số trang nước ngoài, bác sĩ da liễu và kinh nghiệm từ bản thân và bạn bè đã từng đi lăn kim.



1. Lăn kim vi điểm (Micro needling therapy) là gì?



Dựa theo cơ chế tự làm lành vết thương của cơ thể mà ngta dùng 1 bánh lăn với các đầu kim rất bén và siêu nhỏ để tạo tổn thương giả trên da mà ko làm hư hại các mô và mạch máu.





2. Các hình thức lăn kim:



Đầu kim dài (0,25-0,5mm) thì chỉ tác dụng lên vùng thượng bì, kích thích sản sinh collagen nhẹ và chủ yếu giúp các dưỡng chất thấm sâu vào da (hợp với da muốn cải thiện độ sáng, cải thiện thâm, lcl ở mức nhẹ.


Đầu kim (1mm-1,5mm) kích thích sản sinh collagen khá mạnh (hợp với các da lão hoá, thâm nám ở mức tb..)


Đầu kim (2-2,5'mm) thích hợp cho các da có vđ về sẹo, lão hoá nặng..



Tuỳ bạn lăn đầu kim nào mà da bong hay ko bong, từ 0,025-1,5 thường da chỉ mủn nhẹ khi bạn rửa mặt 2, 3 hôm sau lăn. Da hết đỏ sau 1 hôm. Đối với da sẹo rỗ đầu lăn(2-2,5mm) thường có đóng mài và bong.



Hiện nay lăn kim được chia ra làm nhiều loại : lăn kim trị mụn, trị thâm-nám, trị sẹo rỗ, lão hoá da....có thể lăn bằng tay hoặc bằng máy (phi kim).



3. Tại sao lăn kim đúng cách lại mang lại hiệu quả cao?



Bản chất nó thật ra ko có gì quá ghê gớm, vì sau lăn nó giúp các dưỡng chất hấp thụ tốt hơn gấp từ 10-20 lần so với sự hấp thụ thông thường của da, nó giúp tăng collagen, elastin... Giúp da trẻ hoá và có độ đàn hồi tốt hơn. Tuỳ da bạn đang gặp vấn đề gì mà lựa chọn lăn và thuốc bôi, các serum sau lăn...



Hiệu quả mà lăn kim mang lại thực tế là rất cao, tuy nhiên có rất nhiều người lăn kim ko đạt hiệu quả như mong muốn. Vấn đề nó nằm ở kỹ thuật lăn và các dưỡng chất được bôi kèm sau lăn, cũng như việc tuân thủ liệu trình điều trị.



4. Mặt trái của lăn kim:



Chủ yếu là do lạm dụng lăn kim, lăn sai phương pháp và ko tuân thủ quá trình điều trị.



* Không nên tự lăn ở nhà: nó ko an toàn và có thể mang lại hậu quả xấu


* Nên tới bác sĩ có chuyên môn hoặc các spa , clinic có bác sĩ cũng như ktv được đao tạo về chuyên môn. Nghe lăn có vẻ đơn giản nhưng thật ra da của chúng ta dc phân chia nhiều vùng khác nhau? Có nhiều vùng da khoẻ những vùng da tổn thương nhiều, nếu ko biết phân chia và cứ lăn mạnh tay như nhau, rất dễ làm tăng sắc tố da và da đang xấu lại càng xấu thêm. Có thể lăn tới lần 2,3,4,5.. Phác đồ điều trị sẽ được phân ra tuỳ đáp ứng da và theo dõi các phản ứng. Đừng nghe lời quảng cáo của các spa rằng da sẽ đẹp hoàn toàn sau 1 liệu trình? Điều này là ko có, thực tế lăn đúng kỹ thuật và thuốc bôi chuẩn thì hiệu quả mang lại từ 60-80% so với nền da cũ.



webtretho




5. Những điều cần lưu ý:



- Phải luôn chống nắng tốt trong thời gian ngay sau lăn, và tập thói quen luôn chống nắng cho da kể cả có lăn hay ko lăn, nhất là trong thời gian da tái tạo lại càng cần được bảo vệ


- Tìm hiểu kỹ về thuốc cũng như các dưỡng chất được dùng sau lăn


- Không lăn kim khi có mụn bọc, mụn mủ và mụn viêm vì sẽ làm tình trạng mụn lây lan nặng hơn.


- Tuy nhiên lăn kim có thể chữa được mụn ẩn


- Không lăn kim khi đang tới tháng. cũng không được nặn mụn hay tác động mạnh đến da trong khoảng thời gian này vì rất dễ mang thâm sẹo và lâu lành.



Nói chung lăn kim đúng cách không làm mỏng da, ko làm da yếu đi, còn hiệu quả trong việc trị sẹo rỗ nó cũng chỉ ở 6-80% đối với những sẹo rỗ dưới 2 năm. Những sẹo trên 2 năm lúc nó đã hình thành mô xơ và collagen đứt gãy ở hạ bì rồi rất rất khó để chữa.



Ai còn thắc mắc gì cmt ở bên dưới nhé !!



Tổng hợp