Dear mọi người, khai trương nhà mới nào, tiếp tục ngồi “chém gió” nhé ;;)


Nhà cũ Niềng răng - Phần 7


Mình tổng hợp một số lưu ý cho các bạn tham khảo nha, hy vọng thông tin trên giúp đỡ các bạn phần nào trong chuyện chỉnh nha ;-)


* Giai đoạn tìm hiểu, chuẩn bị:


1. Tìm nơi “chọn mặt gửi VÀNG”


Với những bạn đang có ý định chỉnh nha: nên tìm hiểu thông tin chỉnh nha trên mạng, đại loại là những kiến thức căn bản hoặc hỏi bạn bè người thân, các nha khoa, BS uy tín,... Túm lại, cái gì ko biết thì cứ nhờ bác Gúc (Google) cho nhanh :D


2. Chọn BS


Ở các nha khoa lớn hay bệnh viện, BN thường được giới thiệu đến một BS nào đó - KHÔNG CÓ GÌ CHẮC CHẮN nếu bạn chưa chứng kiến những case thành công của BS đó. Chịu khó ngồi “hóng hớt” hoặc tìm bạn bè, người thân những người đã từng được BS đó điều trị.


Thông thường sẽ có một BS chính đảm nhiệm và đưa ra phương án điều trị, những việc phụ trợ như (lấy dấu, cạo rôi, trám răng,...) có thể do nha tá thực hiện và bạn phải chắc chắn rằng việc chữa trị phải do BS chính đó phụ trách và theo dõi xuyên suốt trong quá trình điều trị (vì trong một số trường hợp, case của BN A có thể bị chuyển từ BS X -> BS Y, BS Z nào đó,…). Việc này thường gây cho BN tâm lý bất an, vì nếu thay đổi BS vậy chưa chắc BS sau thực hiện đúng như ý đồ của BS trước “tam sao thất bản” và tránh những phiền phức sau này có thể xảy ra -> cẩn thận vẫn hơn ;-)


Việc chọn BS có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, vì hiện nay có rất nhiều nơi mở dịch vụ niềng răng, chỉnh nha đủ loại nhưng BS lại chẳng có tí chút kiến thức gì về vụ này. Các bạn nên đi khám vài nơi tham khảo, tìm những BS có uy tín trước khi có quyết định trao "bộ nhá" cho ai đó :-?


3. “chịu khó” đi tư vấn có những cái lợi sau đây:


- Hiểu hơn case của mình


- Xem phương pháp, thái độ, chi phí điều trị,... của BS / phòng khám nào phù hợp với mình, ai hợp thì làm.


4. Tài chính


Theo thông tin nhiều bạn trên diễn đàn thì chi phí điều trị ở Hanoi thường đắt hơn rất nhiều so với chi phí ở phía Nam (chủ yếu Saigon), còn rổ rá cụ thể thế nào thì các bạn hãy hỏi trực tiếp các phòng khám, lưu ý:


- Chi phí điều trị có bao gồm nhổ răng hay không (nhổ răng chỉnh nha, răng khôn,...)


- Tính luôn tiền lấy mẫu hàm, cạo vôi,... hay không


- Tiền vis, mắc cài hư,...tính thế nào


- Việc chi trả thế nào: 1 lần / n lần / đợt / đặt cọc bao nhiêu /.....


Theo quan điểm cá nhân, mình khuyên các bạn hạn chế việc trả hết tiền 1 lần (trừ những BS đó quá uy tín), vì đôi khi giữa BS và BN ko hợp tác nữa, BN trả hết tiền điều trị muốn đòi lại phần chưa làm, việc này rất khó nếu bạn ko có thỏa thuận ngay từ ban đầu với BS.


Nếu chi phí điều trị quá cao, bạn có thể nói thẳng những vấn đề “tài chính eo hẹp” của mình và thỏa thuận lại giá, nhưng nhớ là giá phù hơp với mặt bằng chung -> chẳng có gì ngại ngần cả.


* Giai đoạn điều trị:


1. Đi khám lâm sàng:


- Chuẩn bị phim pano và cepha (chụp ở những chỗ X-quang trước BV RHM, một số phòng khám có chụp luôn)


- Đặt lịch hẹn với BS / phòng khám


- Một số nơi có thu tiền lấy dấu mẫu hàm, tiền tư vấn, hầu hết ở Saigon free


- Cứ hỏi “mái thoải” đi nhé các bạn, hỏi càng nhiều càng tốt, đừng ngại gì cả ;)



2. Vấn đề nhổ răng:


- Một số case BS sẽ không thực hiện việc này, hầu hết là có nhổ răng, thường là R4.


- Trong quá trình chỉnh nha, BS có thể yêu cầu nhổ thêm răng khôn nếu thấy nó có ảnh hưởng đến các răng còn lại.


Nhổ răng nói chung cũng không có gì ghê gớm lắm đâu mọi người, cũng...phình phường như cân đường hộp sữa - chủ yếu là tâm lý:D Và nhổ răng cũng không ảnh hưởng đến trí nhớ hay mất trí cả, nhưng có khi vì thao tác nào đó của quá trình nhổ răng làm ảnh hưởng đến vài dây thần kinh cảm giác của bạn, cái này giống như sai số trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống.


Răng nanh có vị trí vô cùng quan trọng trong chỉnh nha, nhưng có một số lang vườn DÁM nhổ răng này để chỉnh nha đấy -> gặp mấy lang này bạn nên tránh xa và cảnh báo luôn với mọi người nhé, càm ơn trước@};-


3. Trong chỉnh nha:


- Thời gian đầu mọi người sẽ hay gặp vấn đề sau:


+ Tụt cân: Trước khi niềng hãy
tập ăn nhiều loại thức ăn khác nhau
bên cạnh thức ăn truyền thống như cơm, bún, miến, cháo,...tập uống và ăn các chế phẩm từ sữa, để cơ thể có thời gian thích ứng.


Thực tế là nhiều bạn do ko ăn được (hoặc quen) với những loại thức ăn "lạ" + việc nhai lúc này hơi bị khó khăn (do vật thể lạ) nên bị tụt cân thê thảm -> má hóp, sức khỏe yếu => cơ thể dễ suy nhược.


+ Đau / Khó chịu do tách kẽ, khâu: do răng, môi, miệng chưa quen. Đặc biệt, bạn nào răng khít, tách kẽ vô cùng khó chịu


+ Khô môi - dùng lip-balm các loại, vaseline, uống nhiều nước, ko nên liếm môi


+
Lo lắng suy nghĩ sao ko thấy răng "chạy"
:-? cái này khoảng 2-3 tháng sau bạn mới có thể kiểm chứng được :D


-
Nhiệt miệng
: do mắc cài, vis,.... hoặc cơ địa - mua sáp nha khoa (wax), bông gòn,... Ko nên gắn vào buổi tối hoặc lúc ít giao tiếp -> vì nó làm tăng masat, làm chậm quá trình răng chạy; dùng các thuốc chống nhiệt miệng, ăn đồ mát


- Có một số case BS sẽ cắm vis, bạn cứ yên tâm vì khi vis rút ra lợi bạn sẽ lành, ko có lỗ thủng lợi đâu ;) Hỏi xem BS có cách nào làm cho vis ít cọ vào má gây đau ko ;) Bên cạnh đó, BS có thể gắn hoặc đeo vài
"phụ kiện"
linh tinh như vis, lò xo, loop, stop, thun mắc xích, thun liên hàm,....cái này tùy case nhé, đừng "ghen tị" với người khác làm gì :D


-
Cơn đau
: thường là những cơn ê và kéo dài vài ba hôm, thậm chí ở một số giai đoạn bạn gần như cảm thấy KO CÓ GÌ nữa kìa ;)


Trong quá trình điều trị, sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh: cơn đau kéo dài hơn tuần lễ, đau đầu (cảm giác buốt óc), âm thanh "lục cục" khi nhai hay mở miệng,... đừng ngần ngại đặt câu hỏi hay đem những thắc mắc của bạn đến BS, nhớ xin số điện thoại riêng của BS hoặc phòng khám trong trường hợp bạn gặp sự cố như: rớt vis, rớt mắc cài,....


-
Răng chạy quá nhanh / chậm
: Hãy trao đổi với BS, răng chạy nhanh chưa chắc đã tốt vì nhanh quá có thể gây tiêu xương, tụt lợi,... Ở người trẻ thì răng thay đổi nhanh hơn so với những BN lớn tuổi.


Nếu có điều kiện thì bạn hay con cháu của mình nên niềng răng ngay khi có thể vì nhiều yếu tố có lợi sau này như: SỨC KHỎE, SẮC ĐẸP, SỰ TỰ TIN,... Công nghệ ngày nay cho phép nhiều bậc U30, U40,....có thể niềng răng, đừng lo nếu bạn đang ở U20 nhé ;) và chớ dại dột nghe mấy bác lang tặc làm răng sứ cho nhanh, hãy nghĩ đến đồ giả khi mà đồ thật ko còn khả năng cứu chữa.


-
Vệ sinh răng miệng
: Thời gian này, răng của bạn rất dễ bẩn, vì vậy chú ý vấn đề vệ sinh răng miệng, có thể sử dụng thêm một số dụng cụ để làm sạch răng như bàn chải kẽ, chỉ, kim nha khoa, dụng cụ lấy cao răng, tăm nước,...nhờ BS của bạn lấy cao răng thường xuyên và hướng dẫn cách vệ sinh răng đúng cách.


-
Ăn uống
:
Cứ mỗi lần BS tác động lên răng của BN, thường sẽ gặp những cơn đau như nói trên, việc nhai dĩ nhiên cũng bị ảnh hưởng đôi chút, vì vậy BS thường dặn BN ăn đồ mềm, thực chất là để bạn đỡ đau thốn khi nhai. Dĩ nhiên, bạn cứ thoải mái ăn bất cứ những gì mình thích nếu cảm thấy nhai tốt.


Đừng kiêng cữ quá mức, cơ thể không đủ chất dinh dưỡng, sức đề kháng yếu bạn dễ bệnh, nhìn cơ thể hốc hác, rất kinh khủng, không ai muốn xấu phải không? ;;) Các bạn cũng nên có thói quen tập luyện hay chơi thể thao thường xuyên để cho cơ thể mình luôn khỏe mạnh nhé.


- Ảnh hưởng giao tiếp, làm mất tự tin??


Có nhiều loại mắc cài thẩm mỹ cho bạn lựa chon, thời điểm này có rất nhiều người chỉnh nha và niềng răng cũng là một cách bạn đang tự chăm sóc sức khỏe của mình. Đeo niềng có khi còn được nhiều người quan tâm hơn ấy chứ ;;) tự tin hay không tự tin là do chính bạn nghĩ thôi, không việc gì phải lo lắng cả ;) Chẳng ai chê bạn hay không dám nói chuyện với bạn chỉ vì bạn đang niềng răng cả, mọi thứ thường là do bản thân chúng ta suy nghĩ, nhiều người nổi tiếng họ vẫn đeo niềng đó thôi. Cố lên nào =D>


Hầu như ở nhà Niềng răng ai cũng mắc
bệnh khó chữa
là dòm răng người ta và oánh giá răng ai đẹp hay xấu :D


- Sau mỗi lần tái khám, bạn nên ngồi lại 5-10 phút để kiểm tra lại xem BS đã làm gì cho mình, dây cung có dài quá ko, mắc cài có cạ vào má ko, há miệng lên xuống, nhai qua nhai lại,...nếu có vấn đề bảo BS điều chỉnh ngay.


* Sau khi tháo niềng


- BN phải mang bộ giữ hàm (retainers) suốt ngày, trong 6 tháng. Nếu không, nguy cơ tái phát, khả năng các em răng di chuyển “lung ta lung tung” khỏi hàng ngũ là rất cao ;)


- Sau 6 tháng, có thể chỉ mang retainers vào ban đêm, trong vòng 2 năm và có thể suốt đời nếu muốn giữ răng đẹp ;)


- Retainers loại tháo lắp phải lấy ra khi ăn.


- Rửa sạch retainers ngày 2 lần với xà bông và bàn chải mềm.


- Phải khám răng theo thường lệ 6 tháng một lần sau khi tháo niềng răng.


- Răng có thể di chuyễn đôi chút. Nếu bận tâm, có thể gọi điện thoai đến BS tái khám.


- Nếu retainers bị mất hay gãy bể, gọi hẹn phòng khám để làm cái mới, càng sớm càng tốt.


(Tham khảo từ Dr. Liên Hương DDS và có chỉnh sửa)


Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của bạn bè và người thân giúp đỡ, bài viết có sử dụng một số thông tin tham khảo từ nhiều nguồn, nếu có sai sót xin hãy góp ý và bổ sung. Trong quá trình chỉnh nha sẽ còn nhiều vấn đề nữa phát sinh, rất mong mọi người hãy chia sẻ. Cảm ơn các tình yêu :x @ };-@};-@};-@};-@};-@};-


Vì mục tiêu RĂNG ĐẸP, NỤ CƯỜI XINH. Cố lên, cố lên cả nhà!!:-*