Trong những năm tháng đầu đời của mình trẻ tiếp xúc nhiều nhất chính là gia đình, đặc biệt là bố mẹ. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng những đứa trẻ ngay từ nhỏ được đọc và giao tiếp nhiều ngay từ khi còn nhỏ sẽ sở hữu vốn từ vựng phong phú, nền tảng ngữ pháp vững chắc, khả năng giao tiếp sẽ tốt hơn.


Dưới đây bài viết sẽ chỉ ra cho bố mẹ những phương pháp phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ


Phương pháp phát triển khả năng ngôn ngữ là thường xuyên nói chuyện với con hằng ngày


Hằng ngày thay vì để con tự chơi một mình, những lúc rảnh rỗi hãy ở bên con, nói chuyện với con.Kể cho con nghe những câu chuyện thú vị và lắng nghe con kể những câu chuyện của chính con. Đây không chỉ là cách để cha mẹ gần gũi và hiểu về con hơn mà còn là cách để thông qua giao tiếp, cha mẹ sẽ giúp cho khả năng ngôn ngữ của con phát triển hơn.


Quá trình con lắng nghe cha mẹ trò chuyện con sẽ học mở rộng được vốn từ vựng và khả năng ngữ pháp của mình. Sau đó quá trình con giao tiếp với cha mẹ chính là quá trình con thực hành những gì mình đã được học.


webtretho


Hãy gần gũi bên con, trò chuyện bên con mỗi ngày


Sớm rèn thói quen đọc sách là phương pháp phát triển khả năng ngôn ngữ tốt nhất


Nên sớm rèn luyện thói quen đọc sách cho con, lựa chọn những cuốn sách ý nghĩa, thuộc chủ đề con yêu thích, dễ đọc để thu hút sự chú ý của con, để bước đầu con làm quen với thói quen đọc sách. Sau đó dần dần mới nâng dần mức độ khó lên.Thông qua việc đọc sách con không chỉ khám phá được nhiều điều bổ ích từ thế giới xung quanh mà thông qua câu từ, con chữ trong sách cũng phần nào giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ.


webtretho


Hãy lựa chọn cho con những cuốn sách con yêu thích từ dễ tới khó để con làm quen dần dần


Đừng quá gắt gao với cách phát âm hoặc diễn đạt của con


Một đứa trẻ khi lần đầu tiên làm quen với việc lắp ghép câu từ, con chữ thành một câu, biết diễn đạt những suy nghĩ của mình thành lời chắc chắn không tránh khỏi những khó khăn, trắc trở ban đầu. Đừng quá gắt gao, xét nét với con khi ấy. Nếu bạn càng khó sẽ càng khiến con nản lòng, không tự tin, ngại giao tiếp và không muốn bộc bạch bản thân mình nữa.Hãy kiên nhẫn trong việc dạy con, uốn nắn và chỉnh sửa dần dần cho con. Thêm nữa chính bản thân cha mẹ trong quá trình giao tiếp hằng ngày luôn chú ý cách nói năng, câu chữ thật chuẩn mực. Trẻ sẽ bắt chước, học tập từ những người xung quanh mình, nhất là cha mẹ.


webtretho


Thay vì quát nạt con, hãy điều chỉnh cho con dần dần và chính bản thân mình cũng phải là người làm gương trong cách nói năng, diễn đạt


Hạn chế cho con tiếp xúc với ti vi hoặc máy tính


Nên hiểu rằng ti vi và máy tính sẽ không giúp ích nhiều cho tính tương tác, phản hồi với thế giới bên ngoài – hai yếu tố quan trọng tới khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ. Bởi vì trẻ vẫn sẽ học được rất nhiều điều bổ ích từ ti vi và internet nên bố mẹ vẫn nên cho con sử dụng những thiết bị này nhưng hãy hạn chế thời gian sử dụng và luôn ở bên cạnh con trong quá trình con sử dụng chúng.


webtretho


Có kế hoạch cho việc xem ti vi hoặc máy tính của con thật hợp lý


Thường xuyên cho bé tham gia các hoạt động ngoài trời cũng là phương pháp phát triển khả năng ngôn ngữ


Những chuyến đi tham quan, hoạt động bên ngoài không chỉ giúp con mở rộng kiến thức và sự hiểu biết mà ra ngoài cơ thể của con trở nên nhạy bén, năng động hơn nhờ thế khả năng phát triển ngôn ngữ cũng vì thế mà nhanh nhạy, phát triển hơn.