Trẻ nhỏ bướng bỉnh, không chịu nghe lời của cha mẹ khiến cho bạn đâu đầu không biết nên làm thế nào? Hãy theo dõi ngay các cách xử lý khi trẻ bướng bỉnh được chia sẻ sau đây của Debametulam.com nhé!

Khi bé bướng bỉnh- bạn cần kiên nhẫn lắng nghe và đừng tranh luận

Một trong những cách dạy con bướng bỉnh bạn nên ghi nhớ là khi trẻ bướng bỉnh, cứng đầu, phụ huynh không nên vội vàng cáu giận hay ngay lập tức tranh luận, thậm chí là đánh mắng con bởi như vậy chỉ khiến tình hình thêm tệ hơn.

Cách ứng xử không ngoan và khéo léo nhất trong trường hợp này là bạn nên chịu khó lắng nghe và có cuộc nói chuyện nhẹ nhàng với con. Trong việc giao tiếp, sử dụng giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể, bạn cần chú ý để tránh vô tình làm tổn thương trẻ.

cach-xu-ly-khi-tre-buong-binh-1

Hãy nhẹ nhàng bắt đầu cuộc trò chuyện với cùng trẻ bằng một số câu hỏi như: “Điều gì đang làm phiền con vậy?”, “Vấn đề của con là gì, có thể chia sẻ với bố mẹ được không?”, hay “Ý kiến của con là như thế nào?”… Chỉ bằng những câu hỏi đơn giản này, bạn sẽ giúp bé bình ổn lại tâm trạng và biết được mình đang nhận được sự quan tâm từ bố mẹ. Việc còn lại bạn cần làm là lắng nghe trẻ và tìm ra nguyên nhân để giải quyết vấn đề.

Trong bất cứ trường hợp nào, bạn nên nhớ: thay vì tranh luận với trẻ, bạn nên học cách lắng nghe trẻ.

Đừng cố bắt ép trẻ làm điều gì đó

Bạn đang phiền lòng vì bé 3 tuổi bướng bỉnh mà quên mất rằng: trẻ nhỏ cũng có tâm tư, nhu cầu và sở thích riêng của chúng. Khi bị bố mẹ cố bắt ép phải làm những điều mà con không muốn thì khi ấy trẻ sẽ có xu hướng nổi loạn và không chịu nghe lời.

Lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu những tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu, sở thích của con chính là cách dạy con bướng bỉnh hiệu quả nhất. Sẽ chẳng có bé bướng bỉnh, không chịu nghe lời khi bố mẹ là những người bạn, sẵn sàng chia sẻ cùng con mọi chuyện.

cach-xu-ly-khi-tre-buong-binh-2

Tạo cho trẻ một gia đình yên ấm, hạnh phúc là cách dạy con bướng bỉnh lâu bền nhất

Gia đình là ngưỡng cửa đầu tiên, là nơi trẻ có thể học được rất nhiều điều, nhất là thông qua hành vi ứng xử hàng ngày của bố mẹ.

Do đó, nếu trẻ nhìn thấy cha mẹ hay cãi nhau hoặc có những lời ăn tiếng nói không lịch sự với nhau và với các thành viên khác trong gia đình, chúng sẽ rất dễ học theo. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: bố mẹ bất hòa có thể dẫn đến một môi trường căng thẳng trong gia đình và điều đó ảnh hưởng rất tiêu cực đến tâm trạng và hành vi của trẻ.

Dạy con bướng bỉnh chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là với những ai đang lần đầu làm cha, làm mẹ. Hơn ai hết, bố mẹ cần là những người gần gũi nhất với trẻ, hiểu và chia sẻ với con mọi chuyện. Bố mẹ nên là tấm gương sáng về mọi mặt để con noi theo và đó chính là cách giúp trẻ lớn lên khoẻ mạnh cả về thể xác lẫn tâm hồn.