🌺 Nếu bạn thấy bé yêu của mình đang ở trong độ tuổi 0 - 3 có hành vi đánh đấm, cắn, cãi cọ với bố mẹ, với anh chị em hoặc với bạn bè thì đó cũng là... điều BÌNH THƯỜNG!

Hành vi bạo lực của trẻ 1 - 3 tuổi bắt nguồn từ nguyên chính là do các bé thiếu những kỹ năng ngôn ngữ cần thiết, thiếu khả năng kiểm soát cũng như muốn khẳng định sự độc lập của bản thân🆘🆘. Ngoài ra, phản ứng bạo lực của trẻ còn do trẻ bắt chước hành vi đánh đòn từ cha mẹ hoặc người chăm sóc trực tiếp.

❌❌ Bạn hãy thử tưởng tượng một em bé đang vui chơi vô tư nhưng khi bước lên độ tuổi từ 1-3 lại gặp phải những nguyên tắc riêng, chắc chắn trẻ sẽ phải đối mặt với rất nhiều sự thay đổi cũng như thách thức xảy ra. Vì thế sẽ là bình thường nếu bạn thấy bé yêu của mình có hành vi đánh đấm, cắn, cãi cọ với bố mẹ, với anh chị em hoặc với bạn bè💓.

Tuy nhiên, trước khi bắt đầu thắc mắc mình đã làm sai ở đâu, hoặc tự trách móc bản thân không biết dạy con, hãy tìm hiểu 7 nguyên nhân khiến trẻ từ 1 - 3 tuổi có hành vi bạo lực sau đây.

👉 1. Trẻ đang trong quá trình khám phá cơ thể và những tác động do mình tạo ra

Hành vi bạo lực bạn thấy ở con lại là một phần trong quá trình phát triển của trẻ 💋. Thực chất, hành vi này là để trẻ nắm bắt và khám phá tác động của cơ thể, khám phá xem liệu điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ vung tay chạm vào một vật, liệu trẻ vung tay mạnh hơn thì chuyện gì sẽ diễn ra tiếp theo?

👉 2. Trẻ thiếu khả năng tự chủ

Khoảng thời gian trẻ được 18 tháng tuổi là lúc trẻ bắt đầu học cách nói chuyện và đi lại, phạm vi những người xung quanh trẻ cũng được mở rộng hơn. Cùng lúc đó, trẻ còn phải học cách điều hướng tương tác với anh chị em, với bạn bè và cả những người bạn ở công viên hoặc sân chơi.

👉 3. Trẻ thiếu các kỹ năng xã hội và ngôn ngữ

Ở độ tuổi từ 1 đến 3, trẻ vẫn chưa thể thành thạo các kỹ năng ngôn ngữ cần thiết để có thể nói với bạn về cảm xúc của mình, hoặc để điều tiết một tình huống xã hội nào đó khiến trẻ không thoải mái. Theo tự nhiên, trẻ thể hiện bản thân và sự thể hiện đó có thể là một hành vi bạo lực.

👉 4. Trẻ thiếu sự đồng cảm và tầm nhìn

Trong khoảng 2,5 tuổi trở lên, trẻ thường không thể nhìn thấy ai khác ngoài chính bản thân mình🌼🌼. Chính vì thế trẻ sẽ không có biểu hiện quan tâm đến cảm xúc của mọi người, hay tự hiểu hành vi đánh đấm sẽ khiến người khác bị đau

👉 5. Trẻ bị đói, buồn ngủ hoặc cảm thấy không khỏe

Bên cạnh những yếu tố bên trong, hành vi hung hăng của trẻ đôi khi còn có thể đến từ các tác nhân bên ngoài có thể kiểm soát. Những tác nhân như: Đói, thiếu ngủ, ốm...💦💦

👉 6. Trẻ bắt chước hành vi của người chăm sóc

Các nghiên cứu về bạo lực giữa cha mẹ và con (viết tắt là CPV), nhất là với người mẹ, thường cho thấy tỷ lệ bạo lực cao giữa cha mẹ và các em bé nhỏ tuổi.

CPV cũng rất hiếm khi không có sự góp mặt của bạo lực giữa cha mẹ với con cái. Theo thống kê, cứ 10 em bé bị bố mẹ đánh đòn thì hầu như cả 10 em bé này về sau đều có khả năng có hành vi bạo lực.

👉 7. Trẻ tiếp xúc với những nội dung bạo lực trên internet nên bị ảnh hưởng

Không thể phủ nhận việc truyền thông, báo chí, các chương trình TV có ảnh hưởng không nhỏ lên hành vi của một đứa trẻ. Các chương trình TV có quá nhiều chi tiết la hét, xô đẩy, đánh đấm sẽ ảnh hưởng ít nhiều lên hành vi của trẻ.

Theo một nghiên cứu được tiến hành, trẻ nhỏ chơi các game thực tế ảo có yếu tố bạo lực thường dễ trở nên hung hăng hơn những đứa trẻ chơi các game không có yếu tố này.

Nguồn: Sưu tầm