Tôi còn nhớ, ngày tôi gặp chị Vân vào một buổi chiều đầy tâm trạng, chị xót xa cái cảnh từ năn nỉ đến nạt nộ con đến trường, chị cảm thấy bất lực dù chị cũng đã chọn cho con môi trường thuộc hàng top ở Sài Gòn. Ngồi lại nhâm nhi ly café, chị chầm chậm trải lòng, bé nhà chị sinh non lúc mới thai kỳ thứ 7, khó khăn khi nuôi con lại lần đầu ít kinh nghiệm, chị chăm bẵm con từng li từng tí như sợ nó tuột mất. Qua cách nói trìu mến của chị, cũng đủ biết chị yêu cái mầm xanh ấy đến dường nào.

3 tuổi, chị chọn ngôi trường có tiếng về phương pháp dạy cũng như cách chăm sóc, rồi chị giật mình thảng thốt khi nghe con nói : “ Mẹ ơi, sáng nay con ói, cô nói con là có nuốt vô mà nuốt cũng không được, nhịn luôn đi!” Khi nói con còn thể hiện lại hành động cô làm với con. Chị xót xa, tuổi con đang tuổi thẩm thấu, sao lại nỡ vẽ vết cọ đen lên tâm hồn con. Rồi chị cho con nghỉ học, đồng nghĩa với chị cũng nghỉ làm, chị và con lại rong ruổi những ngày tự dạy nhau.

Rồi cũng đến lúc con vào tiểu học, không thể để con ở nhà, vì hệ thống giáo dục Việt Nam không chấp nhận và công nhận dạy học tại nhà. Chị lại mất cả tháng trời nghiên cứu, chọn trường và chị theo dõi con từng ngày, nhưng chưa bao giờ chị thấy con có niềm vui đến trường. Buổi học nào về, chị cũng thấy trên gương mặt con phảng phất nét buồn, con không thích làm thủ công con chỉ thích lắp ráp, con không thích phải viết nhiều đến 10 trang mỗi ngày và tối về cặm cụi viết thêm, con biết đọc trôi chữ rồi lại bắt con quay về đánh vần từng con chữ, con muốn bạn bè không gọi mày tao, con muốn cô không gọi con là “ông nội”… thế rồi, chị nhìn toàn cảnh… Tất cả các môi trường giáo dục ở đây đều như vậy, chị nghiên cứu chương trình Homeschooling  và tự dạy con, nhưng không có môi trường cho thể hiện, không có những người bạn cùng nếp cư xử cho con tương tác, không có những người thầy cô dìu dắt cảm xúc và năng lực riêng cho con… Chị tìm hiểu thêm, rồi chị chọn môi trường giáo dục năng động, hiện đại và tôn trọng trẻ ở Châu Âu, nhưng bằng cách nào?

Chị tìm đến tôi. Trước đây, tôi cũng từng làm trong ngành giáo dục, cũng là những người được cử đi học các phương pháp giáo dục tiến bộ của Úc, của Finland,… nhưng khi mang nó về Việt Nam nó lại được chuyển thể cho phù hợp với giáo dục Việt Nam, và các phương pháp ấy lại quay về cách giáo dục truyền thống của nước nhà vì tư duy, lối mòn trong suy nghĩ, bởi đâu dễ gì bỏ thói quen đã hình thành nhiều năm, trở nên lâu đời và cố hữu.

Tôi chia sẻ câu chuyện với chị, con trai và con gái của chị bạn khi học ở Việt Nam cũng “được” đặt cho những danh từ mà không ai muốn nghe, đến nỗi trong đầu cậu nhóc lớp 1 – 7 tuổi, vang vọng câu nói “một trong 5 bạn học dốt nhất lớp”, cậu nhóc tự hoài nghi chính mình, vì cậu nhóc với vẻ mặt sáng láng, ăn nói lưu loát, trong các hoạt động và giao tiếp với mọi người em được nhiều bạn yêu mến, vậy mà cái “mác” ấy đã làm em chùn bước mất tự tin.

Rồi một lần tìm hiểu về giáo dục Phần Lan và các nước Châu Âu, với triết lý học mà chơi – chơi mà học, tôn trọng cá tính và dạy học dựa trên năng lực của trẻ…. Mẹ em ấy quyết định tìm hiểu con đường làm thế nào để con mình được trải nghiệm môi trường học tập đó.

hình ảnh

Rồi mùa xuân 2018, cả nhà em trải nghiệm tại Latvia, cửa ngỏ dẫn lối vào Châu Âu đang là lựa chọn hàng đầu. Một năm trôi qua trong êm ả, từ một cậu bé mất tự tin, cậu ấy dần lấy lại phong thái tự tin vốn dĩ. Một năm học tại lớp hội nhập trước khi vào trường chính thức, em đã gặp bao nhiêu bạn bè từ những quốc gia khác, em giao lưu với các bạn, học tiếng Lat, tiếng Anh và bạn của em ấy còn dạy cho em tiếng Nga nữa. Rồi từ một cậu nhóc đến trường có ba mẹ đưa đón, em đã tự trải nghiệm qua việc tự đến trường bằng 2 tuyến xe điện, bơi phối hợp nhiều kiểu, dám nhảy từ trên xà cao xuống hồ bơi. Tự tin – bước ra khỏi nỗi sợ ám thị, và giờ đây bạn ấy thể hiện mình một cách tự do, khám phá thế giới muôn màu và tuyệt vời, như vốn dĩ thượng đế gửi mỗi người đến để trải nghiệm vậy. Cậu bé năm nào đã là cậu bé 10 tuổi, có thể đưa em tới trường, có thể tự ở nhà sửa được những vật dụng trong gia đình, tự tin thuyết trình trong những dự án của mình và của nhóm trong lớp học. Vì giáo dục ở Latvia không có quyết định bởi từ ĐÚNG – SAI mà là SỰ HỢP LÝ, khuyến khích trẻ tiến bộ hơn bản thân trẻ của ngày hôm qua.

Chị bật khóc và hỏi tôi, được kết nối với một số anh chị đang sống tại Phần Lan, Latvia,… chị hào hứng và như tìm được giải pháp cho mình và con. Chị quyết định, nhanh chóng và hồ sơ của chị được phản hồi đúng hạn, 1 năm trôi qua, chị và con chị đang tận hưởng sự thanh bình của thiên nhiên, tự do và thân thiện của môi trường giáo dục.

Chị gửi lời thăm và cảm ơn chúng tôi đã cung cấp cho chị chương trình phù hợp và cho con chị một cơ hội bước ra thế giới!

Nguồn bài viết: HappierCitizens