Trẻ con nghịch ngợm, hiếu động, lại chưa hiểu biết nhiều về thế giới xung quanh nên chuyện gặp tai nạn thường xảy ra “như cơm bữa”. Để con thoải mái khám phá thế giới mà vẫn an toàn, cách tốt nhất là bố mẹ nên bỏ những cách sơ cứu để có thể can thiệp kịp thời trong những tình huống xấu.


- Trẻ bị hóc dẫn đến ngạt thở:



Không tự tiện dùng tay móc dị vật nếu trẻ còn quá bé. Bố mẹ hãy đặt bé nằm sấp dọc theo cánh tay người lớn, đầu bé thấp hơn ngực, tay kia vỗ nhẹ vào lưng đến khi dị vật văng ra.


Với trẻ lớn hơn, hãy yêu cầu trẻ cúi người về trước, đầu thấp hơn ngực. Rồi một tay đỡ ngực trẻ, tay kia vỗ mạnh 5 lần vào giữa hai xương bả vai theo hướng từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong.


Nếu làm vậy mà dị vật vẫn không văng ra hoặc trẻ bị bất tỉnh thì cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất.




Cách sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật




- Trẻ bị đuối nước:



Nếu trẻ vớt lên còn tỉnh táo, bố mẹ chỉ cần đặt trẻ nằm ngửa, đầu hơi nghiêng một bên, kiểm tra và móc hết dị vật trong miệng và đường thở của trẻ.


Nếu trẻ bất tỉnh, bố mẹ nhanh chóng móc dị vật trong miệng, mũi để thông đường thở. Sau đó hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực (trong trường hợp tim cũng ngừng đập) đến khi trẻ tự thở được, dốc ngược người bé giật lên giật xuống để nước, dị vật ở sâu bên trong bật ra.


Khi trẻ tỉnh lại cần để nằm nghiêng, đầu thấp, ủ ấm để đảm bảo thân nhiệt, tránh tụ tập vây quanh quá đông khiến không khí ngột ngạt khó thở.


- Trẻ bị ngã gãy tay chân:



Làm sạch vết thương rồi băng bó, nẹp cố định sau đó đưa trẻ đến ngay bệnh viện. Tránh để trẻ hoảng hốt, di chuyển mà chưa sơ cứu kẻo làm vết thương nghiêm trọng hơn.



Ảnh minh họa (Internet)



- Trẻ ăn uống nhầm chất độc hại:



Cho trẻ uống thật nhiều nước để làm loãng hóa chất hoặc uống nước đường, than hoạt tính để khử bớt độc tính. Để trẻ nôn cũng tốt nhưng nếu là uống nhầm axit, xăng dầu thì tuyệt đối không được gây nôn.


Tuy nhiên, nếu trẻ có các dấu hiệu như: hôn mê, co giật, co cứng, khó thở... thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế.


- Trẻ bị thương bởi các vật sắc nhọn:



Cần rửa sạch vết thương bằng cồn y tế, oxi già hoặc nước sạch. Nếu có dị vật cắm sâu vào da thịt thì không được cố lấy ra mà nên sát khuẩn trước rồi băng cố định lại để cầm máu.


Nếu vết thương ngay mạch máu thì ấn vào đường đi của mạch máu rồi băng ép để cầm máu. Sau đó đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.


Nếu trẻ bị thương bởi vật bị gỉ, dính bẩn thì nên đưa bé đi tiêm phòng để tránh bệnh uốn ván, nhiễm trùng máu.


- Trẻ bị động vật tấn công:



Rửa sạch vết thương sau đó phủ gạc sạch lên. Trường hợp bị rắn độc cắn thì phải buộc garo rồi đưa đến bệnh viện càng nhanh càng tốt. Nếu là chó mèo cắn thì phải theo dõi con vật vài ngày để biết có nên cho trẻ tiêm phòng dại hay không.



Cách buộc garo khi bị rắn cắn ở tay



Khuyến cáo:



-Không cho trẻ ăn, chơi các vật nhỏ, cứng phòng ngừa bị hóc đường thở.


-Không để bé chơi một mình nơi có ao, hồ, sông suối. Đậy kín miệng giếng, thùng nước. Giám sát chặt chẽ khi đưa bé đi bơi... phòng ngừa đuối nước.


-Cất đồ sắc nhọn xa tầm với của trẻ.


-Hóa chất độc hại phải cất giữ kỹ lưỡng, không đựng trong các chai lọ mà không vặn nắp kỹ và dán nhãn mác đầy đủ.


Mời cả nhà cùng nhau nghe câu chuyện cổ tích "Anh và em gái":