Nhiều trường hợp, bé trai được đưa đến cơ sở y tế trong tình trạng dương vật ngứa, đau, sưng to và đôi khi có mủ. Qua thăm khám lâm sàng, các em được chẩn đoán viêm nhiễm do hẹp bao quy đầu, một tình trạng khá phổ biến nhưng lại không được nhiều bậc phụ huynh chú ý.
Click Play Để nghe bác sĩ nói về
Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ


Khi mới sinh, đa số bé trai bị
hẹp bao quy đầu
sinh lý, tức là bao quy đầu không kéo tuột xuống được do có tình trạng dính tự nhiên giữa bao quy đầu và quy đầu. Trong 3-4 năm đầu, cùng với sự phát triển của cơ thể, dương vật dần to ra, da bao quy đầu dần tự tuột xuống được. Khi trẻ được 3 tuổi, 90% bao quy đầu tuột xuống được, chỉ có không tới 1% người lớn trên 16 tuổi bị hẹp bao quy đầu thật sự.


Trẻ mắc hẹp
bao quy đầu
có những triệu chứng điển hình như: tiểu rắt, khóc thét khi đi tiểu, tia nước tiểu yếu, lỗ tiểu hẹp.
Thậm chí, da quy đầu có thể phồng lên do nước và chất tiểu tích tụ lại không được vệ sinh sạch dẫn đến viêm bao quy đầu, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn. Hẹp bao quy đầu tuy chỉ là một triệu chứng nhỏ nhưng nếu không được xử lý kịp thời, viêm nhiễm kéo dài có thể gây hoại tử hoặc biến chứng gây ung thư dương vật.
Trẻ nhỏ chưa phát triển toàn diện nên lớp da quy đầu của các bé mỏng, độ đàn hồi cao, miệng bao quy đầu chưa phát triển thành mảng xơ nên bố mẹ có thể áp dụng biện pháp nong bao quy đầu cho trẻ. Mỗi lần đi tắm, bố mẹ có thể dùng tay nhẹ nhàng kéo lộn phần da quy đầu xuống, mỗi lần một chút, ngày hôm sau tăng hơn ngày hôm trước, để bao quy đầu rộng dần. Nếu qua nhiều lần nong bao quy đầu nhưng vẫn không được như ý muốn hoặc trong trường hợp trẻ lớn ở trong độ tuổi từ 5-6 tuổi trở lên vẫn bị tật này thì bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế thực hiện thủ thuật cắt bao quy đầu.
Hẹp bao quy đầu không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, vệ sinh, mà còn gây nguy hại trực tiếp tới sức khỏe sinh sản của bé trai sau này do đó bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế điều trị sớm. Tùy vào độ tuổi, mức độ hẹp bao quy đầu mà các bác sĩ sẽ có những lời khuyên và phương pháp điều trị phù hợp.