Sự phát triển của bé trong giai đoạn đầu đời là hết sức quan trọng và có ảnh lớn đến sự phát triển của bé sau này, vậy nên trong giai đoạn từ 0-60 tháng tuổi các bạn hãy quan tâm sát sao đến sự phát trong từng giai đoạn để có những biện pháp giúp bé phát triển tốt nhất trong giai đoạn này. Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng của trẻ theo chuẩn tăng trưởng mới nhất của tổ chức WHO để bạn có thể theo dõi sự phát triển của bé qua từng giai đoạn:


1. Bé Gái


Tuổi *******Bình thường*******Suy dinh dưỡng*****Thừa cân


0 *******3,2 kg - 49,1 cm *****2,4 kg - 45,4 cm******4,2 kg


1 tháng***4,2 kg - 53,7 cm*****3,2 kg - 49,8 cm ******5,5 kg


3 tháng***5,8 kg - 57,1 cm *****4,5 kg - 55,6 cm******7,5 kg


6 tháng***7,3 kg - 65,7 cm *****5,7 kg - 61,2 cm******9,3 kg


12 tháng**8,9 kg - 74.0 cm******7.0 kg - 68,9 cm*****11,5 kg


18 tháng**10,2 kg - 80,7 cm*****8,1 kg - 74,9 cm*****13,2 kg


2 tuổi****11,5 kg - 86,4 cm******9.0 kg - 80.0 cm****14,8 kg


3 tuổi ****13,9 kg - 95,1 cm*****10,8 kg - 87,4 cm****18,1 kg


4 tuổi ****16,1 kg - 102,7 cm****12,3 kg - 94,1 cm****21,5 kg


5 tuổi ****18,2 kg - 109,4 cm****13,7 kg - 99,9 cm****24,9 kg


2. Bé Trai


Tuổi *******Bình thường*********Suy dinh dưỡng*******Thừa cân


0 ********3,3 kg- 49,9 cm*******2,4 kg - 46,1 cm********4,4 kg


1 tháng*** 4,5 kg - 54,7 cm*******3,4 kg - 50,8 cm *******5,8 kg


3 tháng ***6,4 kg - 58,4 cm *******5.0 kg -57,3 cm *******8,0 kg


6 tháng ***7,9 kg - 67,6 cm *******6,4 kg - 63,3 cm*******9,8 kg


12 tháng **9,6 kg - 75,7 cm********7,7 kg -71,0 cm *******12,0 kg


18 tháng **10,9 kg - 82,3 cm*******8,8 kg -76,9 cm *******13,7 kg


2 tuổi ****12,2 kg - 87,8 cm *******9,7 kg - 81,7 cm*******15,3 kg


3 tuổi**** 14,3 kg - 96,1 cm*******11,3 kg - 88,7 cm*******18,3kg


4 tuổi ****16,3 kg - 103,3 cm******12,7 kg - 94,9 cm*******21,2 kg


5 tuổi ****18,3 kg - 110 cm *******14,1 kg -100,7 cm*******24,2 kg


Ở thời kỳ trẻ từ 9 tháng tuổi trở ra sẽ tăng cân chậm, bạn đừng sốt ruột nhé. Đây là giai đoạn bé đã có thể ăn đặc và ăn 2 bữa mỗi ngày do đó, bạn cần chú ý đến chất lượng bữa ăn để cung cấp cho bé đủ nhu cầu dinh dưỡng. Ở tuổi này, bé đã có thể chuyển sang ăn bột đặc hoặc cháo đặc. Bé bắt đầu tập đứng, đi... do đó bạn hãy giúp bé ăn tốt để cứng cáp hơn...


Chế độ ăn của bé:



• Bú mẹ nhiều lần (ít nhất 3-4 lần trong ngày).


• Cho bé ăn bột đặc đủ 4 nhóm thức ăn 3 bữa trong ngày.


• Ăn thêm trái cây tươi.


• Năng lượng cần cho bé trong ngày là: 800-1000 calo.



Những điều cần chú ý khi bé gần thôi nôi:



Bé của bạn đã nặng gấp 3 lần lúc sinh và đang tập bò, tập đứng rồi đi. Vậy bạn hãy giúp bé ăn tốt để còn chuẩn bị thôi nôi nữa.


Tuổi này bé đã có thể chuyển qua 3 bữa bột đặc hoặc cháo đặc. Các cữ bú nên vào lúc sáng sớm - chiều - tối và ban ngày là 3 bữa ăn. Ví dụ như: bú mẹ - bột ngọt - bột mặn - cháo đặc - bú mẹ - bú mẹ.


Bé bắt đầu thích "tự phục vụ" như giành muỗng của mẹ, thò tay bốc thức ăn, cầm ly uống... Bạn chớ bỏ qua mà nên hỗ trợ bé để bé vui thích với bữa ăn, để thức ăn đem lại niềm hứng thú cho bé. Bạn hãy thử:


• Mẹ một muỗng, con một muỗng, ta cùng thi đua (dù bé đổ ra quần áo là chính).


• Cho bé bốc miếng chuối, đậu, cà rốt... luộc nhừ (dù sau đó bôi trét đầy mặt mũi).


• Cho bé cầm ly với một tí sữa, tí nước trái cây... (dù sau đó bạn phải thay hết đồ cho bé).



Ông bà dạy rằng "học ăn, học nói, học gói, học mở". Vậy học ăn là hàng đầu, rồi bé sẽ ăn uống gọn gàng và có thói quen ăn uống tốt khi bé lớn lên.


Thời kỳ này có khi vài tuần bé ham chơi hơn ăn (biếng ăn sinh lý), bạn đừng quá căng thẳng, la mắng, ép bé... chẳng có tác dụng gì mà còn làm bé sợ thức ăn kéo dài. Bạn hãy bình tĩnh chờ đợi, rồi tình trạng đó sẽ qua.


Thông thường thì cháo đặc lại nghèo năng lượng hơn bột đặc, tuy nhiên có thể cho bé ăn thay đổi theo khẩu vị.


Tuổi này bé cũng thích "làm người lớn" một chút. Bé sẽ thích thú hơn nếu được ngồi chung bàn ăn với gia đình và nếm chút đỉnh thức ăn người lớn: vài muỗng canh, miếng chả đùm, nhai vài hột cơm...


Bạn có thể cho bé cầm và gặm miếng củ sắn, miếng táo, mận, miếng bánh mì, bánh lạt cứng... để chắc nướu răng, đỡ ngứa nướu khi mọc răng và còn để... nếm náp nữa. Song cần chú ý tránh để bé bị hóc.



Lúc này bạn có thể cho bé ăn thêm yogurt, sữa bò tươi, trứng cả lòng trắng lẫn lòng đỏ nhưng phải nấu chín kỹ.



Chúc các bé hay ăn chóng lớn!