Bạn có thương con không? Câu trả lời hẳn có, bởi vì cha mẹ nào chẳng thương con, muốn dành những gì tốt nhất cho con, luôn mong con vui vẻ, hạnh phúc.

Nhưng rất nhiềucha mẹ bảo bọc và ôm đồm làm mọi việc cho con xuất phát từ tình thương, muốn tạo điều kiện tốt nhất cho con mình có thể yên tâm học tập. Tuy nhiên về lâu dài thì chính việc này sẽ làm các em trở nên thụ động, thiếu tính tự lập, khó hình thành những kỹ năng cần thiết khi vào đời.Đó là cách yêu thương con SAI LẦM, hủy hoại cuộc đời con! 😖

Bạn có biết những cách “yêu thương” SAI LẦM, làm hại con đó là gì không? Đọc chia sẻ của tôi và suy ngẫm nhé!

❎ Đáp ứng mọi yêu cầu của con khiến con trẻ luôn đòi hỏi. Nếu một khi không được đáp ứng sẽ khó chịu, cáu gắt, nóng giận, có những phản ứng tiêu cực.

❎ Bênh vực con vô điều kiện, con luôn đúng, con không có lỗi gì cả, làm cho con có cảm giác mình là trung tâm, đỗ lỗi cho người khác, không biết nhường nhịn, bắt nạt bạn bè.

❎ Sự “bảo hộ” quá đáng của cha mẹ là nguyên nhân hình thành tính ích kỷ của các em. Các em luôn nghĩ cha mẹ phải có nghĩa vụ đối với mình. Cũng chính vì điều này mà khó hình thành ở các em tình cảm yêu thương mọi người xung quanh – một trong những yếu tố tạo nên nhân cách.

❎ Khen ngợi con quá mức, con lúc nào cũng là nhất, không ai bằng con hết, con giỏi rồi. Điều này khiến con trở nên tự cao, coi thường người khác, không nỗ lực nữa vì nghĩ mình giỏi quá rồi.

❎ Không đặt ra nguyên tắc cho con, thiếu kỷ luật, con sẽ trở thành người thiếu trách nhiệm, vô kỷ luật, vô phép tắc.

❎ Không chỉ ra lỗi sai, không phạt khi con mắc lỗi khiến con không biết mình sai ở đâu, nên con không sửa đổi mà khiến con cứ lặp đi lặp lại cái sai đó thành quen.

👉 Vì vậy mới nói thương con thôi chưa đủ mà còn phải học cách thương con cho đúng. Chúng ta cần hiểu rằng việc để các em tự làm không phải là chúng ta không thương con, mà là giúp cho các em hiểu và tích luỹ được những kinh nghiệm trong cuộc sống. Để các con tự làm chính là phương pháp giúp các em hình thành những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống sau này. Đó là tính tích cực chủ động và tự lực, giúp cho con chúng ta trưởng thành hơn.

Nguồn: Sưu tầm