Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” Lời của ông bà ta xưa nay thì luôn là chân lí của các bậc phụ huynh trong việc dạy con. Tuy nhiên, “cho roi cho vọt” như thế nào cho đúng để con nghe lời mà không làm ảnh hưởng đến tâm lí của con cũng rất quan trọng.


Hồi mình còn nhỏ, mỗi khi làm sai điều gì mẹ thường đánh mình thật đau cho mình nhớ. Sau này, mỗi khi thấy mẹ giơ tay lên mình lại cảm thấy giật mình vì sợ. Nghe bà ngoại kể mình mới biết ngày xưa, bà cũng phạt mẹ bằng cách này.


Vậy nên ba mẹ ơi, phạt con bằng đòn roi hay mắng nhiếc con sẽ ảnh hưởng đến tâm lí của con nhiều hơn chúng ta nghĩ đấy! Việc trừng phạt bằng đòn roi còn khiến con có hiện tương “lì đòn” và trở nên bướng bỉnh hơn.

hình ảnh

VẬY PHẠT CON NHƯ THẾ NÀO?


Loài người chúng ta từ xưa đã có tập tục sống bầy đàn. Thời nguyên thủy, khi một cá thể phạm lỗi, nó sẽ bị trừng phạt bằng cách bị đuổi khỏi bầy đàn của mình, đồng nghĩa nó sẽ cô độc và mất khả năng chiến đấu. Con người ngày nay vẫn vậy. Chúng ta sẽ dễ dàng cảm thấy lo sợ khi bị bỏ lại một mình.


Ba mẹ có nhận ra rằng ngày nay, thi thoảng chúng ta vẫn áp dụng hình phạt này với con mình và thường được gọi là: đứng úp mặt vào tường không? Thực chất đó là một phương pháp hiệu quả để giúp con nhận ra lỗi sai của mình và nhận lỗi đấy!


Tuy nhiên ba mẹ đã áp dụng phương pháp ấy đúng cách chưa? Con không được làm những việc khác khi đang chịu phạt. Hãy nói cho con biết rằng nếu con không thực hiện đúng thời gian phạt con sẽ phải chịu những hình phạt khác: không được đi chơi, không được chơi đồ chơi,... Trong lúc đứng yên lặng, con sẽ có thể nhận ra lỗi sai của mình. Nếu con vẫn không nhận lỗi sai của mình, ba mẹ hãy giúp con phân tích và cho con thêm thời gian để suy nghĩ.


Cuối cùng, khi con đã nhận lỗi, ba mẹ hãy ôm con vào lòng biểu hiện cho con biết rằng con được tha lỗi và được trao thêm một cơ hội nữa.