Hi các mẹ....!


Trẻ con trong sáng và thánh thiện, thích gì là làm đấy, làm mà không biết là sai hay đúng ( nên mới cần sự uốn nắn của người lớn,, ) Các con thích cái mới, cái lạ, và đương nhiên, thích ...thì cầm, không phải nghĩ :x .Nhưng nếu người lớn mình không uốn nắn hoặc nếu uốn không đúng cách sẽ rất nguy hiểm, hành động " cầm nhầm" của các con sẽ thành thói quen, mà các mẹ biết rồi, gieo thói quen, gặt tính cách.


Em đã từng trăn trở rất nhiều về chuyện này,cho đến khi em đọc được loạt bài của tiến sỹ Thụy Anh,( hình như tiến sỹ tâm lý gì đó em không nhớ lắm) thực sự mớ tìm ra cách để " trị bệnh " cho cậu ấm.Em ghi lại lên đây hi vọng nhận được chia sẻ của các mẹ.


Con trai em đã từng lấy trộm đồ, hic hic, không phải 1 mà là ..3 lần liên tiếp.


Lần thứ nhất, con lấy trộm đồ chơi ở lớp về. Con học trường công,lớp có 100 con lúc nhúc như đàn chó đốm mà chỉ có 4 cô phụ trách,chắc chắn các cô không quản hết được. Đi học về , mẹ choáng toàn tập khi con hồn nhiên lôi ra từ trong túi một đống đồ chơi " Nâu ơi, anh có đồ chơi tặng em này " ." con lấy ở đâu" " con lấy ở lớp" "tại sao con lại lấy đồ chơi về, như thế là
, là
ăn cắp
, mẹ không yêu " ngẩn mặt " nhưng các bạn lớp con cũng lấy mà " " các bạn lấy nhưng con không được lấy, cất vào túi, mai mang đến trả cho cô " .Sáng hôm sau,con van vỉ đừng nói cho cô biết nên em đã đồng ý để con trả đồ chơi một cách
" bí mật "


Lần thứ 2, con đến chơi nhà chị,lúc về nhà lại thấy dấm dúi 1 thứ, mẹ lại phát hiện ra con lại lấy 1 món đồ chơi nhỏ của chị.Mất bình tĩnh, em đánh cho một trận, cứ kèm theo một cái roi là một câu mắng mỏ
"tại sao con mẹ mà lại đi ăn cắp " " Nhà này không có nuôi cái thứ ăn trộm "


Con khóc, mẹ khóc, rồi lại rấm rứt " con xin lỗi mẹ "....Thú thực ,lần đó em mất ngủ 1 đêm, rồi mày mò đọc sách về vấn đề đó...


Các chị biết không, đọc xong 1 vài bài, em nhận ra mình quả là một người mẹ tồi tệ, thiếu hiểu biết, hai lần trên kia em đã mắc sai lầm liên tiếp, và hậu quả của nó là đây :


Lần thứ 3 khủng khiếp hơn, con định lấy cái ô tô đồ chơi bé xíu của cô giáo.Nghe cô kể, em bải hoải cả người,cô bảo : nó hoảng lắm, chị đừng làm gì gắt gao quá..Em ậm ừ trả lời cô, buồn lắm, nhưng đã chuẩn bị tâm lí và có võ rồi nên em khoan nói gì,đưa đứa em về nhà, rồi rủ cu cậu đi chơi công viên, con thích chơi trò này, ừ thì cho chơi, thích ăn cái kia, ừ thì cho ăn. Xong, mơi nghiêm nghị bảo : 2 mẹ con mình nói chuyện. Sau cuộc nói chuyện ấy, con gọi điện xin lỗi cô, 2 mẹ con thống nhất là đó là bí mật của riêng 2 mẹ con, ko nói cho ai biết ( thực ra mẹ lải nhải kêu ca với bố luôn tối đó )


Và rồi, ơn trời, từ bấy đến nay, rất lâu rồi, cu cậu ko con tơ tưởng đến đồ của người khác nữa, em không biết là, con ngoan được đến bao giờ, nhưng hiện tại, con có ý thức là vui rồi..


Các mẹ có bao giờ nói, làm như những dòng em đánh dấu đỏ kia không? Đó chính là sai lầm của em đấy ạ.Đầu tiên là em đã nghiêm trọng hóa vấn đề, cho rằng trẻ lấy đồ cũng giống như kẻ cắp người lớn, từ đó có những hành động, lời nói sai.Vậy, em xin ghi lại ( theo trí nhớ ) những gì mà tiến sỹ Thụy Anh đã viết.em hi vọng sẽ có thể giúp 1 chút ít dù là nhỏ nhoi cho các mẹ - những người quan tâm đến vấn đề này .



1, Từ từ, đừng phán xét


Em đã mắc sai lầm là chỉ hỏi " tại sao " chỉ nói " Không đươc" và còn " phán xét" những câu rất khủng khiếp : ăn trộm, ăn cắp, nhà này không có thứ " ..nọ kia..


Điều này rất nguy hiểm, nó sẽ làm cho con sợ, hoang mang và sẽ có hiệu ứng ám thị, con dần mặc định mình là kẻ ăn cắp. ( sao em tồi thế ko biết, lí thuyết thì có nhiều mà khi gặp sự cố lại ko biết cách ứng xử với ngay cả đứa con yêu thương của mình, sau lần ấy em ân hận lắm ) Do vậy, phải loại bỏ ngay những từ như NGU, MẤT DẠY, ĂN CẮP, ĂN TRỘM v..v.. trong từ điển giao tiếp của hai mẹ con


2 , Tự hỏi xem mình muốn gì


Mình muốn con nhận thức ra lỗi,? muốn con trở thành một đứa trẻ trung thực? hay muốn phạt cho hả cơn giận vì " nhà này không có giống ăn cắp" ? phạt vì con là tổn thương sĩ diện của bố mẹ "?


3 Từ đấy cùng con tìm nguyên nhân và cách giải quyết



-Thay vì quát nạt inh ỏi, mẹ phải chế ngự được mình, tâm sự nhẹ nhàng với con, con thích món đồ ấy à ? nếu con thích con có thể bảo với bố mẹ, nếu có thể, bố mẹ sẽ mua cho con, nếu không, từ từ mình sẽ nghĩ cách khác,


- Bằng cách này hay cách khác, phải cho con đối diện với sai lầm của mình, lần thứ nhất vì chưa có kinh nghiệm, e đã đồng ý cho cháu trả đồ chơi 1 cách bí mật,đó cũng là sai lầm của em.hic


- Bố mẹ hãy như Đo rê mon, thấu hiểu nhu cầu của trẻ


Em vốn rất khắt khe, hiếm khi nào em đáp ứng ngay lập tức những đòi hỏi, nhu cầu của cháu, em vốn dĩ rất tự hào rằng, con mình khá ngoan, không bao giờ có chuyện khóc lóc ăn vạ, nhưng sau chuyện này, em nhận ra mình quá khắt khe. Và em học được câu thần chú này " ồ, may quá, mẹ cũng đang định mua cho con món này, hóa ra mẹ đoán được ý thích của con, mẹ siêu không" ... vừa giúp con vui, vừa không bị hiểu là chiều chuộng con, nếu lúc nào cũng phản đối, từ chối, lâu dần con sẽ có cái nhìn tiêu cực với bố mẹ trong vấn đề tiền bạc, và một ngày nào đó, để thỏa mãn nhu cầu của mình, rất có thể, con sẽ " lấy tạm" mà không nghĩ đến hậu quả


Cuối cùng. Trẻ học từ những sai lầm.nên mình nên cố suy nghĩ theo hướng tích cực là: nhờ những lỗi lầm thời thơ dại, con mới trưởng thành hơn trong tương lai. Em hi vọng những chia sẻ -dù dài dòng văn tự của mình - cũng sẽ giúp được những mẹ nào giống như em - cảm thấy bị sốc khi con trộm đồ - có được suy nghĩ thoáng hơn .


@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-