Nhiệm vụ đầu tiên của cha mẹ (nhà giáo dục) là phát hiện tính cách và tôn trọng tính cách đó của trẻ. Khi chúng ta sợ trẻ gây om sòm mà không cho trẻ bên cạnh đó là hành động thiếu tôn trọng trẻ. Khi chúng ta ăn tối, trẻ lại đang khóc lóc ở một không gian khác, đó có thể là do trẻ bị cách li, cô lập ở một không gian khác. Rõ ràng, nếu đối xử với một người lớn chúng ta tuyệt nhiên không sử dụng phương thức thiếu tôn trọng đó.


Chúng ta nên đối xử với trẻ như đối xử với bất cứ người lớn nào khác, để cho trẻ ngồi giữa chúng ta, hơn nữa chúng ta nên cảm thấy đây là một điều vinh hạnh của mình. Chúng ta nên vui vẻ khi nhìn thấy trẻ, đồng thời cho phép trẻ ở gần mình.

Dạy trẻ biết tôn trọng người khác từ 2 tuổi


Chúng ta cùng chơi với trẻ trong một trò chơi “đổi chỗ”. Tức là hoán đổi vai trò của trẻ và mình với nhau, đầu tiên, điều cần làm là dùng trí tưởng tượng của mình nhìn nhận lại vấn đề vừa xảy ra bằng góc nhìn của trẻ, đồng thời đánh giá xem cách làm của mình đối với trẻ lúc này là có thể chấp nhận hay không, có hiệu quả không. Thứ hai, thăm dò ý nghĩ của trẻ, có thể bắt đầu bằng “để mẹ nghĩ lúc nãy con đoán như thế này...”. Sự sai khác nhau giữa sự tưởng tượng của bạn và cách nghĩ của trẻ chính là thước đo mức độ thấu hiểu của bạn và trẻ.

Thứ ba, khi thay đổi thân phận với trẻ, bạn có thể giải quyết vấn đề từ đầu, có thể bắt đầu như “Sau này con làm (cha/mẹ), gặp phải một đứa trẻ như thế này thì con sẽ giải quyết như thế nào?”. Qua miêu tả của trẻ, chúng ta có thể thấy được hình mẫu cha mẹ lý tưởng trong mắt trẻ là như thế nào.