1, Hành động thứ nhất là mắng con trong bữa ăn, khi mắng con trong bữa ăn thì thật sự là con, cơ thể của con không thể tiêu hóa được. Đứa trẻ cảm thấy vô cùng ấm ức và khổ sở trong bữa ăn. Thậm chị là cơm chan nước mắt và chính vì nhiều bậc cha mẹ hay chỉ trích và hay mắng con trong bữa ăn nên là rất nhiều bé không muốn ăn cơm cùng với bố mẹ nữa và sau khoảng cách giữa bố mẹ với con cái ngày càng xa.


Bởi vì cứ đến bữa ăn là bố mẹ tranh thủ bắn bắn súng liên thanh với con. Đấy là một trong những cái hành động mà chúng ta sẽ không làm với con là mắng con trong bữa ăn. 

2, Cái hành động thứ hai đấy chính là mắng con trước khi đi ngủ. Bố mẹ tranh thủ ban ngày chẳng gặp được con thì tối đi học thêm về mới gặp con. Và con bắt đầu có hành động gì sai trái hoặc là có hành động gì không như ý của mình, cô giáo gọi điện hay như thế nào đấy thì buổi tối bắt đầu bố mẹ cùng nhau tấn công. Mà mắng con và như vậy thì đứa trẻ sẽ rất bị tổn thương. Bởi vì cái giấc ngủ nó sẽ không có được bình an hành động tiếp theo mà bố mẹ không nên là chúng ta sẽ là không dọa con. Chúng ta sẽ không đánh con.

3, Chúng ta sẽ không dọa con là tí bố mày về nhá, thế để tí tao phô bố mày, thậm chí là coi như người mẹ dạy con thấy bực quá, khó chịu quá mà nhấc máy gọi điện luôn. Anh ơi, nó như thế này nó như thế kia, anh về mà dạy nó.Sau đó người bố về và đứa trẻ nó phòng vệ luôn. Có những lúc mà bố nhớ, có lúc bố quên nhưng có lúc sẽ bị đánh. Thì cái việc đấy làm nó vô cùng sợ bố. Nên là nó sẽ tìm cách nó trốn đi chơi hay làm thế nào nó lẩn lẩn không gặp bố. Tự nhiên những cuộc điện thoại như thế của của người mẹ, những cái sự dọa nạt như vậy thì làm cho khoảng cách giữa hai bố con càng ngày càng nhiều hơn. Bố cũng không thể dạy được con mà mẹ cũng không thể dạy được con luôn bởi vì nó đâu có sự tôn trọng đâu.

4,  Hành động tiếp theo. Đấy chính là không chửi, đổ lỗi, chê bai người khác trước mặt con. có rất nhiều bố mẹ khi mà kể cả đi trên xe ô tô hay trong bữa ăn thường nói chuyện về cô này, bác này như thế này như thế kia. Chê bai hoặc là đổ lỗi hoặc mắng mỏ. Có những bố mẹ thì nói chuyện về người nhân viên này, người nhân kia không cô cũng chê bai đổ lỗi. Bố mẹ thì nói chuyện về đối tác và chính vì điều đấy hình thành nên tính cách đấy cho con. Bởi vì vô thức phải chứng kiến những điều này nên chúng ta tuyệt đối không chê bai, chửi đánh, mắng đổ lỗi những người khác trước mặt con của mình.

5, Hành động tiếp theo đó chính là chúng ta mua đồ cho con và con vô tình làm vỡ, làm hỏng, làm mất. Chúng ta đánh con, đay nghiến con, rồi nhắc đi nhắc lại nhiều lần cái điều đấy. Thực ra ngay bản thân mình cũng như vậy. Có những món đồ nó đến với mình và mình chẳng may đánh rơi, đánh vỡ, đánh mất lúc đấy thì mình cảm thấy tiếc sụt sùi và con của mình cũng thế, nó cũng tiếc sụt sùi.Nhưng bởi vì vô tình làm như vậy nên chúng ta hãy tôn trọng cảm xúc của con. Chúng ta cũng cho con cái cảm giác mất mát mà chúng ta cũng không mua ngay cho con mà phân tích cho con. Để con hiểu được là lần sau con cần phải cẩn thận hơn, con chú tâm hơn chứ mình không đánh con.Bởi vì cô Lanh thấy là có bố mẹ tát con luôn kể cả giữa đường. Bởi vì con hôm nay đã đánh mất điều gì, mất gì đấy, hay là bạn mượn mà không trả hay như thế nào đấy? Đấy là một trong những hành động mà chúng ta không làm với con.


6, Hành động tiếp theo đấy chính là chúng ta không nói dối con, tuyệt đối không nói dối con, có như bậc cha mẹ cũng rất hay nói dối con và nghĩ nó vô thưởng, vô phạt thôi. Cô Lanh có nói chuyện với một bạn và bạn ấy nói rằng con không thích mẹ con nói dối con.Mẹ con nói là buổi này con không được đi vì toàn người lớn thôi, không có trẻ con, nhưng cuối cùng về con lại thấy con xem ảnh lại thấy có cả trẻ con, cả anh họ, con phải chị họ, con cũng đi.Vậy mà mẹ con lại nói dối con là không có trẻ con đi và con rất tức giận về những thứ ấy. Rõ ràng bố mẹ thường nó là vô thưởng, vô phạt thôi. Nhưng mà đấy lại là tấm gương xấu cho con một cái cảm xúc rất là xấu. Con sẽ học cách nói dối của chúng ta với người khác, thậm chí là với chính chúng ta luôn. Có một bạn bạn ấy nói với cô Lanh bố con nói dối là: Bố đi ra đây có tí việc xong bố về nhưng thực tế là bố con đi nhậu. Đấy tức là bạn ấy cũng thừa biết là cái điều đấy. Bố nghĩ là nó không biết đâu, nhưng mà thực tế ra thì các con thông minh con cái biết hết tất cả những điều đấy. Các con sẽ học điều lấy từ chúng ta, nên nói chúng ta tuyệt đối không nói dối con của mình nhé. 

7,Tiếp nữa là chúng ta sẽ không ra lệnh cho con, con phải như thế này, con phải như thế kia, con làm ngay đi ngay bây giờ. Bố sẽ đếm một, hai, ba nếu mày không làm ngay bố sẽ đánh hay như thế nào rồi dọa nạt con và thường là một, hai, ba như vậy mà cái đứa trẻ cảm thấy nó bị áp đặt cho nó làm trong cái sự sợ quá. Nó phải làm chứ không phải là nó muốn làm và dẫn đến nó làm theo một cách chống đối và không có kết quả và tâm trạng vô cùng khó chịu. Chúng ta sẽ không ra lệnh cho con theo cách như vậy. Mọi thứ thì chúng ta nên thỏa thuận với con.

8, Tiếp nữa là hành động chúng ta không so sánh con mình với anh chị em hoặc là người khác. Tuyệt đối không so sánh mỗi một đứa trẻ đều có cái khả năng riêng của nó. Đều có sự tự trọng nên khi mà chúng ta so sánh : này đây này, nhìn đây này, anh con nhà bác này, bác kia này thì tự nhiên làm cho cái đứa trẻ cảm thấy bố mẹ không có yêu quý mình.


Bố mẹ không tôn trọng mình dẫn đến cái việc là đứa trẻ sẽ không thích anh đó, không thích chị đó, thậm chí là nhiều nhà anh em mâu thuẫn với nhau, anh thì không thích em, chị thì cũng không thích em hay đánh em những cái lúc bố mẹ bảo trông em.


Bởi vì bố mẹ đã có sự so sánh thì dẫn đến cái đứa trẻ cảm thấy không đủ yêu thương từ bố mẹ nên chúng ta sẽ không so sánh con của mình với những người khác nhé.

9,Tiếp theo nữa là chúng ta sẽ không thách thức con. Đây là một trong những cái điều mà cũng hay nhìn thấy ở các bậc bố mẹ. Ví dụ như con làm cái này thì có mà hôm nay trời giông bão to. Hoặc là con làm được cái này có khi là tuyết đổ giữa trời hè. Thì tự nhiên làm cho đứa trẻ cảm thấy bố mẹ chẳng ghi nhận mình gì cả. Bố mẹ chẳng tin tưởng mình gì cả và nó không thích cái điều đấy một tí nào cả. Nhưng mà bố mẹ nghĩ nó là sự vui đùa thôi, không sao đâu. Nhưng thực tế vô tình làm tổn thương cho trẻ đứa trẻ

10, Hành động tiếp theo nữa. Đấy chính là hành động rất ít khi bố mẹ để ý trước khi chúng ta sắm cho con một cái đồ gì đấy, hoặc trước khi chúng ta cho con đi chơi thì chúng ta thường tranh thủ mắng con, thường tranh thủ chỉ trích con thường tranh thủ nhắc lại những cái điểm sai lầm của con và tranh thủ mắng nhiếc khi mà cho con đi chơi. Ví dụ như là có những gia đình cô Lanh thấy là bố mẹ cho đi siêu thị. Trên đường đi siêu thị là bố mẹ tranh thủ nhắc nhở con rất rất nhiều trên ô tô luôn dẫn đến tự nhiên. Đứa trẻ cảm thấy tụt hứng vô cùng tận luôn nhưng bởi vì nó thích, nó thích đi chơi nên là nó cố phải nghe. Nhưng thực tế hành động đấy chỉ làm cho chúng ta không có được hòa khí trong cái bối cảnh chúng ta đi cùng với nhau như vậy. Nên là tuyệt đối khi chúng ta mua cái đồ gì đấy mới cho con, cho con đi đâu đấy trước khi đi đừng nhắc lại những vết sai lầm của con nữa. Đi chơi cho con thật sự có một cái niềm hứng khởi, đón nhận những điều tuyệt vời. 

11, Và một điều nữa dành cho bố mẹ đấy chính là không nên kể xấu về con trước mặt con và những người khác. Thông thường những người mẹ hay là những người bố hay có một cái thói quen, đấy là kể xấu con của mình, đưa ra những cái nhược điểm con của mình, có thể là với ông bà lâu lâu không gặp với cô dì, chú bác lâu lâu không gặp với bạn bè của bố mẹ lâu lâu không gặp rồi thậm chí là với cả thầy cô giáo nữa và dẫn đến cái đứa trẻ. Thấy bố mẹ cứ nói những cái điểm không tốt của mình. Mình không thích cái điều đấy. Nếu như mà với thầy cô giáo nào mà tâm lý thì không sao, nhưng có những thầy cô giáo không tâm lý thì lại đưa cái điểm xấu đó lên trước toàn lớp và dẫn đến cái đứa trẻ bị tổn thương cực kỳ sâu sắc nên là khi chúng ta làm cái việc này ta cần hết sức tế nhị. Hành động nữa dành cho bố mẹ đấy chính là không xưng mày tao với con, không xưng mày tao với con. Với trẻ ngôn từ mày tao nó là một cái gì đấy, không yêu thương là một cái gì đấy cục cằn thô lỗ và làm gì thì nó cũng ngang ngang như kiểu nói bậy. Nên là các con thường không có thích dùng những ngôn từ mày tao. Vì thế nên là bố mẹ, hãy sử dụng những ngôn từ như là con, em bé của mẹ hay như thế nào rồi đi tóm lại là không sử dụng ngôn từ mày tao với con.


Các mẹ đã mắc sai lầm bao nhiêu lỗi rôi .hãy cm ở đây nhé