🌀 “Mẹ hứa sinh nhật con mẹ sẽ mua!”

🌀 “Con ngoan thì bố sẽ chở con đi chơi!”

Một lời hứa đơn giản, đôi khi chúng ta hứa vội rồi quên có thể không mang nhiều ý nghĩa với chúng ta nhưng trẻ có thể hiểu rằng: “Mình không phải là người quan trọng với bố mẹ!” Trẻ có thể nhớ việc bố mẹ đã thất hứa với mình trong nhiều năm trời và nếu bạn không muốn con nghĩ mình là một người “nói dối” thì điều ai cũng biết là mình phải cố gắng giữ lời hứa cho dù có chuyện gì xảy ra.

🌱🌱 VẬY NẾU BỐ MẸ KHÔNG GIỮ ĐƯỢC LỜI HỨA VỚI CON THÌ SẼ RA SAO?

❌ Con có thể bắt đầu nghĩ rằng bạn là một người nói dối

Bạn dạy con rằng giữ lời hứa là một việc rất quan trọng nhưng đôi lúc chính bản thân mình lại là người không làm được. Khi bạn nói với con rằng một điều gì đó sẽ xảy ra nhưng cuối cùng nó lại không bao giờ thành hiện thực thì con sẽ đưa ra kết luận đơn giản là bạn “nói dối”.

Hãy nhớ đến lần gần đây nhất có người thất hứa với bạn, bạn cảm thấy như thế nào? Có khó chịu không? Đó có thể chính là cảm giác tồi tệ mà con đã phải trải qua.

❌ Con có thể nghĩ rằng mình dường như không quan trọng với bạn

Tất nhiên, bạn không cố ý làm tổn thương cảm xúc của con khi bạn đột nhiên thất hứa nhưng con có thể nghĩ rằng mình dường như không là người quan trọng với bạn, vì bạn đã đặt lời hứa với con sau cùng những gì mình cần làm trước và rồi thậm chí có thể là quên mất.

❌ Con sẽ học cách thất hứa từ chính bạn.

Bố mẹ là hình mẫu cho con và khi bố mẹ liên tục không giữ được lời hứa, trẻ có thể học theo hành động này. Con có thể nghĩ rằng “nếu bố/mẹ mình không giữ lời hứa với mình thì sao mình phải làm như vậy?”

❌ Cuối cùng con sẽ thiếu tin tưởng và sự tôn trọng dành cho bạn.

Khi lòng tin của trẻ bị phản bội, con sẽ cảm thấy bị mất mát, đặc biệt khi con còn quá nhỏ để hiểu được khái niệm hứa và giữ lời hứa. Kết quả là con có thể dần đánh mất sự tôn trọng dành cho bạn và những gì bạn nói vì con thấy rằng lời nói của bạn không đi đôi với hành động.

🌷 Những điều này không có nghĩa là bạn không nên hứa với con bất kỳ điều gì, mà thay vào đó tránh hứa những gì mà mình không sẵn sàng làm cho con. Nhưng nếu bố mẹ tránh đưa ra mọi lời hứa có thể khiến con không cảm thấy đủ tự tin để chấp nhận bất kỳ rủi ro nào.

5️⃣ MẸO ĐỂ GIÚP BỐ MẸ GIỮ ĐƯỢC LỜI HỨA VỚI CON

Vì hành động của bạn nói lên sự tin cậy về chính lời bạn nói nên giữ lời hứa với con là một việc làm rất quan trọng để con có thể thêm tin tưởng mình. Do vậy, trước khi mình hứa điều gì, bạn có thể tham khảo thêm những lưu ý dưới đây để mình không cảm thấy áp lực mà con vẫn thấy vui và tôn trọng ý kiến của bạn.

✅ Nghĩ kỹ trước khi mình hứa.

Nếu bạn nói là bạn sẽ mua cho con con chó thì bạn cần nghĩ rằng mình sẽ phải chuẩn bị thức ăn cho nó, dắt nó đi dạo hay dọn dẹp vệ sinh... Hay nói cách khác, bạn cần nghĩ rằng khi mình thực sự giữ lời hứa thì nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mình.

✅ Cần tự mình sắp xếp thứ tự ưu tiên trước khi hứa.

Đừng hứa cho đến khi chúng ta biết được rằng mình sẽ thực hiện nó khi nào. Dù chúng ta muốn nói “có” với con đến đâu nhưng tốt hơn hết là mình nên tiết chế để tránh hứa nhiều mà mình lại không thực hiện được.

✅ Cẩn thận với những gì mình hứa.

Nếu mình còn đang băn khoăn, nghi ngờ thì đừng hứa vội. Chẳng hạn, bạn có nghĩ đi chơi công viên vào ngày cuối tuần cùng con là có khả thi khi hôm đó mình chưa xong việc ở cơ quan? Bạn có thể muốn cho con mọi thứ nhưng nếu đề xuất đó của con không phù hợp thì tốt hơn hết là đừng khiến trẻ hy vọng để rồi thất vọng.

✅ “Có thể” dường như nghe giống với “tôi hứa”.

Khi một đứa trẻ nghe được từ “có thể”, chẳng hạn như “có thể chúng ta sẽ đi chơi” thì con sẽ coi nó như là một lời hứa. Nếu câu trả lời trong đầu bạn là “không” thì bạn cần nói rõ suy nghĩ của mình.

✅ Nếu bạn hứa, hãy cố gắng thực hiện.

Nếu bạn nói với con là bạn sẽ làm thì nên làm nó. Vì ngay cả thất hứa một chút thôi cũng có thể khiến lòng tin dành cho mình bị ảnh hưởng.

💕💕 Hy vọng những thông tin trên sẽ góp phần giúp bố mẹ cùng con tạo dựng mối quan hệ tin tưởng và gắn kết nhiều hơn nữa thông qua việc hứa và giữ lời hứa.

Nguồn: Sưu tầm