Ở độ tuổi này, trẻ đã tự ý thích được những gì mà trẻ muốn và làm. Trẻ bắt đầu biểu hiện bằng thái độ của mình ra bên ngoài vô cùng mạnh mẽ như trẻ quay lưng về phía bạn và trách móc mẹ không thế này, không thế kia,... Hay thậm chí trẻ có thể khóc cả tiếng đồng hồ để đòi được mua cái xe ô tô mà trẻ thích. Nhiều mẹ khi đối diện với những tình huống này thì lại tìm biện pháp để phạt con.

Cứ như vậy các mẹ đã vô tình đẩy con mình vào cấp độ vâng lời thứ 2: bị ép, sợ mà vâng lời. Thật ra cấp độ này không cần thiết ở trẻ. Chỉ cần cha mẹ biết cách chữa lành về tinh thần về cho trẻ thì chúng sẽ tự nghe theo lời của bạn.

Nhiều cha mẹ ngay từ bé đã áp dụng cho con những quy tắc và cách sống một cách nề nếp, kỉ luật. Thế nhưng điều này không giúp trẻ tốt hơn mà đang dần đưa trẻ vào trạng thái lo lắng, sợ hãi. Nói cách khác là bạn đang không quan tâm tới những cảm xúc của con mình.

Đối với cùng một sự việc diễn ra, cha mẹ có thể không cần phải kỉ luật hay xử lí con bằng những hình thức khác nhau. Mà người lớn có thể đón nhận việc làm đó bằng cách không trách móc, nhưng vẫn đầy yêu thương. Đây là một cách mà cha mẹ đang tác động sâu vào tâm lí của trẻ. Trẻ sẽ tự nhận thức được rằng sự việc vừa qua là một bài học mà sau này trẻ sẽ không để xảy ra nữa. Cách giáo dục này thật sự có hiệu quả với trẻ.