Trong giai đoạn này, trẻ đã hiểu chuyện hơn nên tính tự chủ cao hơn. Chúng muốn khẳng định bản thân, tự đưa ra những quyết định và sẽ có những xung đột với bố mẹ trong quan điểm. Tuổi này, trẻ có quyền được lựa chọn bạn bè và sở thích của mình nhưng cha mẹ vẫn nên kiểm soát và có định hướng cho con.

Những điều nên tránh:

- Áp dụng những hình phạt không phù hợp với độ tuổi của con.

- Chê bai, khiển trách, bóc mẽ con trước mặt người khác khiến cho con cảm thấy nhục nhã và xấu hổ. Đây là hành vi không thể chấp nhận được của bố mẹ.

- Dễ dàng thỏa hiệp, bỏ qua cho con trong khi trước đó đã nói sẽ kỷ luật con. Sự không nhất quán trong cách dạy con này sẽ khiến trẻ tiếp tục mắc lỗi nhiều hơn.

Hình phạt đưa ra phải phù hợp, không nên thái quá gây ức chế cho trẻ

Điều nên làm:

-  Nói chuyện nghiêm túc với con nhưng không mang tính phán xét.

-  Cố gắng hiểu hành vi của con theo lứa tuổi để đánh giá việc làm đó là do nhận thức của trẻ chưa tới hay do tính cách của con. Ví dụ 1 cô bé 6 tuổi ngồi vắt chân trước mặt người lớn, có thể chỉ là do con chưa hiểu điều đó là không nên, bạn cần hướng dẫn cho con.

-  Thiết lập và tuân thủ đúng như quy tắc đặt ra, không bốc đồng, mỗi lúc áp dụng 1 kiểu sẽ không có tính răn đe.

-  Có thể dùng cách cắt giảm những món đồ chơi hoặc món ăn yêu thích để làm hình thức phạt dành cho con. Tuy nhiên, những thứ bạn đưa ra phải thực tế và hợp lý.

- Phân tích cho con thấy hậu quả tất yếu sẽ xảy đến nếu con làm những hành vi xấu như vậy.

Nguồn: Internet