Làm gì để sớm nhận ra bé nhà bạn chậm và ít nói? Hãy để ý một vài dấu hiệu sau:

  • 2 tháng: Không có phản ứng khi cha mẹ cười đùa
  • 4 tháng: Gọi tên không nghe, không phản ứng lại với âm thanh quen thuộc xung quanh
  • 8 tháng: Không a ê bập bẹ được chữ nào
  • 12 tháng: Không nói được những từ như "ba", "ma", "măm", không hiểu hoặc không đáp ứng lại với những từ như "không", "có", "tạm biệt", "xin chào" ba mẹ đã dạy
  • 15 tháng: Trẻ không phát ra được các từ đơn
  • 18 tháng: Không tìm cách giao tiếp với cha mẹ khi trẻ muốn điều gì đó, không nói được ít nhất 6 từ 19 - 24 tháng: Không muốn bắt chước hay học một từ mới theo ba mẹ
  • 24 - 25 tháng tuổi: Không làm theo lời hướng dẫn của ba mẹ, không ghép được hai từ để nói, không nói được câu có từ 2-4 từ, không hỏi được người khác những câu đơn giản
  • 25 tháng trở lên: Thường xuyên im lặng, gọi nhiều lần mới dạ thưa, có khi không trả lời mà chỉ hành động theo lời ba mẹ nói
hình ảnh
Nếu phát hiện ra con có dấu hiệu chậm nói, các bậc phụ huynh đừng vội hoảng hốt hay mất bình tĩnh la mắng, bắt con nói.
  • Thay vào đó, kiên nhẫn, rèn cho bé mở miệng, uống lười nói từng từ đơn giản
  • Điều chỉnh cách dùng từ dễ hiểu, quen thuộc với bé, tốc độ giao tiếp chậm, vừa đủ nghe, âm lượng vừa phải, lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • Gọi tên mọi vật xung quanh trẻ và yêu cầu trẻ nhắc lại theo lời ba mẹ
  • Nói về cái gì thì sẽ chỉ tay thứ đó cho trẻ thấy, tăng cường giao tiếp mắt với trẻ, vỗ về, an ủi khi trẻ thấy sợ và hoảng loạn mỗi khi tập nói
  • Khi xem tivi, phụ huynh nên cùng xem với trẻ, đồng thời cùng bình luận về các tình tiết, nhân vật, hội thoại để giúp trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ.
  • Mỗi ngày tập nói với trẻ từ 3 - 4 tiếng, có cách nghỉ cho bé thư giãn, khuyến khích vỗ tay khi bé nói được, hạn chế la mắng và lớn tiếng.

Trong trường hợp cần thiết, hãy đưa bé đến gặp bác sỹ hay chuyên gia để tham khảo thêm ý kiến nhé!