Chàm bội nhiễm (eczema)



Ngoài những đặc điểm về hình dáng, nét mặt thì trẻ con có thể được “thừa hưởng” những vấn đề về sức khỏe tương đối giống với bố mẹ mình: có bé dễ bị cảm sốt và nhức đầu giống hệt mẹ, có bé vô tình “thừa hưởng” bệnh chàm bội nhiễm của bố.



Liệu trẻ có bị di truyền từ bố mẹ?


Tỷ lệ này là 50 -50, tương tự như các trường hợp dị ứng. Điều đó khiến nhiều người có cảm giác rằng chàm bội nhiễm thực sự là một loại phản ứng dị ứng. Loại bệnh này có thể khiến nhiều phụ huynh ngạc nhiên vì con của họ mắc bệnh trong khi cả hai vợ chồng họ đều không có ai mắc bệnh này. Các loại bệnh dị ứng này thường có tính được truyền lại, không phải là dị ứng cụ thể. Tuy nhiên, chàm bội nhiễm còn có thể bị gây ra bởi một vài nguyên nhân khác như: thời tiết lạnh, khô, điều này tương tự như các dị ứng xảy ra với các thực phẩm từ sữa và trứng. Ngoài ra, các chuyên gia còn nói thêm rằng, stress cũng có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Theo các nghiên cứu từ Đại học Công nghệ Munich – Đức: những đứa trẻ có bố mẹ ly hôn hay ly thân thường tăng gấp 3 lần nguy cơ bị chàm bội nhiễm trong vòng hai năm sau đó.





Ảnh: internet.


Dấu hiệu nhận biết:


Chàm bội nhiễm thường dễ bị bỏ qua. Dấu hiệu dễ dàng nhận biết ở các bé bị chàm bội nhiễm là da khô, ngứa hoặc đỏ, nổi lên từng mảng đỏ bên má, bên trong khủy tay, lưng và đầu gối. Khi bệnh nặng hoặc khi con bạn bị trầy xước, lở da thì có thể sinh ra nhiều mủ. Các biểu hiện dị ứng trên da có thể xuất hiện ngay cả khi em bé còn rất nhỏ.




Lời khuyên cho phụ huynh:


Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về tình trạng này, hãy đưa con bạn đến bác sĩ khám và điều trị định kỳ để bệnh không phát triển thêm. Thông thường, bạn có thể sử dụng các loại dung dịch bôi da (nên lựa chọn loại không có màu, không mùi hương) theo sự hướng dẫn của bác sĩ để giảm ngứa và điều trị bệnh hiệu quả. Nếu trẻ bị trầy xước dẫn đến nhiễm trùng, bác sĩ có thể cung cấp một ít thuốc kháng sinh.