Người xưa có câu: "Học Ăn, Học Gói, Học Nói, Học Mở" để khẳng định tầm quan trọng của việc giáo dục với trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giao tiếp ứng xử thường ngày. Hôm nay, kênh Giúp Mom chăm bé (Link Youtube ở comment) sẽ chia sẻ với các bạn về 9 nguyên tắc ứng xử khi chúng ta giao tiếp với trẻ nhỏ. Vì trẻ em như búp trên cành nên việc uốn nắn dạy dỗ trẻ có một vai trò hết sức to lớn quyết định đến sự hình thành nhân cách của các con sau này.

hình ảnh

Để hình thành ngôn ngữ và những kĩ năng ứng xử tốt cho trẻ sau này, thì chúng ta cần lưu ý một số những trường hợp sau đây:


Thứ nhất là người lớn, cha, mẹ, cô giáo và những người xung quanh cố gắng không nói những lời thô tục khi giao tiếp với trẻ những ngôn ngữ, lời nói, cử chỉ, điệu bộ của chúng ta phải là những hành vi, lời nói chuẩn mực bởi vì trẻ em của chúng ta rất hay bắt chước


Thứ hai là chúng ta không nên sử dụng những lời nói làm sai trật tự xã hội ví dụ như chúng ta là người lớn, ông bà cha mẹ của trẻ thì chúng ta không nên dùng những từ vâng, dạ, ạ, làm cho trẻ không hiểu được thứ bậc trật tự trong xã hội vì thế mà trẻ có thể không hình dung được cách ứng xử cho nên là chúng ta sẽ nên làm gương, làm mẫu, chúng ta có những lời nói chuẩn mực với người trên, chuẩn mực với những người dưới để từ đó trẻ sẽ bắt chước chúng ta và trẻ có cách ứng xử,  cách giao tiếp chuẩn mực đúng với vai trò, thứ bậc của trẻ trong gia đình, ở trường lớp cũng như ngoài xã hội.


Thứ ba là chúng ta không nên ra điều kiện đối với trẻ ví dụ như chúng ta cho trẻ thỏa mãn một nhu cầu nào đó thì chúng ta lại bắt trẻ phải ạ, dạ, vâng hay là theo một yêu cầu nào của chúng ta lâu ngày cứ dần dần như thế thì vô hình trẻ sẽ ra điều kiện ngược trở lại đối với chúng ta con không yêu mẹ bởi vì mẹ không cho con cái này, không cho con cái kia vì thế mà chúng ta không nên hình thành cho trẻ một thói quen là phải chấp nhận theo một cái điều kiện nào đó để cho trẻ không hình thành thói quen không tốt này.


Thứ tư là chúng ta hãy suy nghĩ tích cực về trẻ em, chúng ta hay có khái niệm là nếu như trẻ em không biết vâng lời thì chúng ta nghĩ ngay là trẻ em hư, thực tế thì cái khái niệm hư đó nó cũng không thật là cụ thể và chúng ta hãy suy nghĩ lại về phương pháp giáo dục của chúng ta chứ không nên kết luận là trẻ hư ví dụ như thấy trẻ ăn vạ, thì chúng ta hãy suy nghĩ đó chính là trẻ thể hiện cái chính kiến của mình hay là thấy trẻ lười học thì chúng ta hãy xem lại phương pháp giáo dục của mình đã thật phù hợp chưa hay những điều mà trẻ chưa thật vâng lời chúng ta thì chúng ta hãy em cách thức mà chúng ta giao tiếp, hướng dẫn và cách thức mà chúng ta là một người bạn nhỏ của trẻ làm sao giúp cho trẻ luôn luôn có những suy nghĩ, hành động phù hợp với cách ứng xử theo sự chỉ dẫn có hiệu quả của người lớn


Thứ năm là chúng ta không nên có những bàn luận, nhận xét về trẻ ví dụ như là: "con nhà em nó lười ăn lắm!" hay là "thằng cu nhà em nó nghịch lắm, nghịch như quỷ sứ ấy, không ai mà trông được" những bàn luận như vậy đối với một đứa trẻ mà các con của chúng ta chưa phải là người biết tự bảo vệ mình thế nên trẻ sẽ có những mặc cảm, tự ti, và trẻ luôn có thể nghĩ về những điều tiêu cực như là chúng ta, người lớn, cha mẹ, cô giáo chưa thật là yêu con . Vì thế mà chúng ta không nên có những phán xét tương tự như vậy trước mặt các con


Thứ sáu là chúng ta không nên đặt mình vào vị trí cao hơn con, mình hãy đặt bản thân vào vị trí một người bạn, một người hướng dẫn các con chứ không phải dạy các con mình có thể dùng những từ rất là thân thiết đối với các con như là : "con ra đây mẹ sẽ hướng dẫn con cùng làm nhá, mình sẽ thử xem có làm được không nào!" hoặc là: " Con ra đây cô sẽ chỉ cho con điều này thú vị lắm, chúng mình cùng bắt đầu nhé" như vậy thì trẻ sẽ cảm thấy rất là hào hứng và cảm thấy mình như là một người bạn rất là đáng tin cậy, chia sẻ và trẻ sẽ luôn luôn nói những điều mà trẻ mong muốn, những điều mà trẻ muốn làm, giúp chúng ta hiểu được trẻ hơn và có được những phương pháp phù hợp hơn.


Thứ bảy là chúng ta sẽ không dùng những câu hỏi vặn vẹo trẻ mà hãy giải thích, hãy gần gũi với trẻ. Ví dụ những câu hỏi như: "Tại sao lại ném đồ chơi?" hay "Tại sao con lại đổ nước ra như thế này?" hoặc "Tại sao con lại đánh bạn?" thì mình hãy thay những lời nói, câu hỏi vặn vẹo ấy bằng những câu giải thích thật là thân thiện với trẻ ví dụ như "Đồ chơi là dùng để chơi con ạ, nếu như con muốn ném, thì con hãy ra nhặt bóng để ném vào rổ" hoặc là: "Nước là dùng để uống đấy con ạ, chứ không phải là dùng để đổ đâu" hay là: "Bạn bè là phải yêu thương nhau". Những ngôn ngữ tích cực như vậy sẽ giúp trẻ hiểu được hơn và trẻ sẽ tự điều chỉnh những hành vi của mình tốt hơn


Thứ tám là chúng ta sẽ hình thành cho trẻ những suy nghĩ tích cực trong cuộc sống, ví dụ như có một bé đánh đổ một ly sữa ra bàn thì chúng ta có thể nói với con là "May nhỉ,  con chỉ đánh đổ có xíu thôi, chứ nếu mà mình đánh đổ nhiều thì sẽ không còn sữa mà uống nữa đâu con nhỉ?", hay một bé chạy bị vấp ngã thì mình cũng có thể nói với con là "May mà mình chỉ ngã nhẹ thôi, bị xước da bôi thuốc khỏi ngay con ạ, chứ nếu mình chạy nhanh mà bị trầy xước nhiều hoặc gãy chân là mình phải đi viện bó bột, tiêm thuốc rất là đâu mà không khỏi được đâu con ạ". Mình cứ hình thành cho trẻ những cái suy nghĩ tích cực như vậy thì dần dần trẻ sẽ cảm thấy lúc nào cũng nhìn cuộc sống một cách tự tin và luôn luôn tích cực trong bất kỳ hoàn cảnh nào.


Thứ chín là chúng ta không nên ra lệnh cho trẻ. Ví dụ như: "Không được đánh bạn nghe không!", "Chào đi, chào mới được về!" thì thay bằng lời ra lệnh như vậy, thì chúng ta hãy giải thích cho các con hiểu ví dụ như "Đánh bạn là không tốt, chúng ta phải chơi ngoan, phải đoàn kết" hay là "Trước khi về thì bao giờ mọi người cũng chào tạm biệt nhau con ạ, cho nên bây giờ mình sẽ chào tạm biệt mọi người nhá". Như vậy thì thói quen chào hỏi cũng như những điều mà trẻ làm theo lời chúng ta nói sẽ dần dần được hình thành và sẽ không tạo cho trẻ "sự lì lợm", "trơ lì" trong cuộc sống, giúp cho các con sẽ biết cách ứng xử với tất cả những điều kiện xung quanh một cách tốt nhất.


Các bạn thân mến, trang bị cho con những kĩ năng giao tiếp cũng như cách ứng xử với môi trường xung quanh sẽ là một lợi thế rất lớn cho các con sau này.


Chúng ta không nên quá xét nét các con nhưng chúng ta cũng nên quan tâm đến những cảm xúc, quan tâm đến những lời nói, hành vi của trẻ cũng như sửa đổi, uốn nắn cho các con để sau này các con sẽ là những người có hành vi giao tiếp, cách ứng xử xung quanh văn minh, lịch sự nhất. Chúc các bạn thành công!